+
Aa
-
like
comment

‘Ai nói không xót tiền chắc là chưa đóng thuế’

19/01/2020 09:06

Nhiều người cho rằng chấp hành nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân là điều người lao động nên làm. Tuy nhiên, các mức thuế suất cũng cần được điều chỉnh hợp lý hơn với thu nhập.

Nhiều độc giả cho rằng việc đóng thuế TNCN cao là một cách để những người có thu nhập cao thể hiện trách nhiệm với xã hội, trong khi nhiều người lao động không hề được hưởng mức thưởng Tết, thu nhập cao như vậy.

“Mong được đóng thuế 35% mà không được”

Theo đó, hầu hết người lao động tại các nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp… mức thưởng trung bình dao động trong khoảng 10-20 triệu đồng (thuộc ngưỡng chịu thuế bậc 2 và 3 sau khi đã giảm trừ bản thân và gia cảnh).

Độc giả Nguyễn Phong cho biết anh đang công tác tại một doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và hàng năm đều không có thưởng Tết. “Tôi cũng muốn đóng khoản thuế này nhưng không được”, độc giả này chia sẻ.

“Tôi đi làm mười mấy năm, muốn được nộp thuế thu nhập cá nhân một lần mà đến bây giờ thu nhập vẫn không đủ điều kiện để nộp thuế”, độc giả N.D.T bình luận.

Cùng hoàn cảnh, độc giả Nguyễn Chai cho biết đã đi làm 25 năm nhưng đến nay mức thưởng Tết, thu nhập của anh vẫn chưa cao đến mức để được nộp thuế TNCN sau khi đã giảm trừ bản thân và người phụ thuộc.

Thưởng Tết của nhiều người bị trừ cả chục triệu đồng vì thuế thu nhập.

“Đóng thuế TNCN là nghĩa vụ, nước ngoài có nơi thu tới 50%. Nhiều người muốn được đóng thuế thu nhập cao như vậy mà còn không được”, anh Đoàn Minh Ngân bày tỏ.

“Có thưởng Tết là tốt rồi, công ty tôi còn nợ lương 4 tháng nay rồi”, một độc giả khác chia sẻ.

“Nói không xót tiền chắc là chưa đóng thuế”

Tuy vậy, rất nhiều độc giả cho rằng việc chấp hành nghĩa vụ thuế là điều người lao động nên làm nhưng các thuế suất cũng nên được điều chỉnh hợp lý với công sức lao động đã bỏ ra.

“Những người nói thuế suất hiện nay hợp lý chắc chưa đóng thuế nên không biết cảm giác xót tiền khi tiền thưởng Tết bị trừ cả chục triệu đồng, đều là tiền lao động của mình”, một độc giả bình luận.

Cùng quan điểm, độc giả Song Võ bình luận: “Người ta làm lụng vất vả cả năm. Trong năm cũng đã đóng nhiều thuế thu nhập rồi. Cuối năm trông chờ vào đồng tiền thưởng để lo cho gia đình cũng bắt đóng thuế. Nên điều chỉnh lại thuế này. Không phải chúng tôi không đóng mà nên hợp lý”.

“Tôi nhớ không nhầm thì giảm trừ gia cảnh của tôi suốt 10 năm qua không đổi, trong khi tôi vất vả làm việc hơn, lương cao hơn nhưng thuế cũng rất cao. Chi phí xăng xe, nhà cửa, ăn uống… sao đủ được. Con cái học hành, ăn uống ở thành phố mức 3,6 triệu có đủ ko?”, độc giả Hoàng Chung Kha đặt câu hỏi.

Nhiều người cũng cho rằng nền tăng ngưỡng chịu thuế (giảm trừ bản thân) từ 9 triệu hiện tại lên 15 triệu hoặc cao hơn vì lạm phát đã tăng những năm gần đây, đặc biệt tại các thành phố lớn.

“Lương 10 triệu sống ở thành phố phải tằn tiện mà vẫn không đủ thì làm sao gọi là người có thu nhập cao để chịu thuế được”, anh Huy Lâm bình luận.

'Ai nói không xót tiền chắc là chưa đóng thuế'

Tuy nhiên, vị chuyên gia cho biết đây là những nước phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao, trong khi Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình thấp nên mức thuế suất hiện nay không phù hợp.

“Nhật Bản họ để mức thuế thu nhập còn cao hơn cả Việt Nam, nhưng đời sống người dân tại đây rất cao, thu nhập cũng cao, ngược lại với Việt Nam. Cùng với đó, mức sống ngày một nâng cao cũng đòi hỏi nhu cầu chi tiêu nhiều hơn”, ông Long nói.

Một vị chuyên gia khác (đề nghị giấu tên) cho rằng Chính phủ đã ưu tiên với các doanh nghiệp kích thích nhóm này sản xuất, nhưng lại không kích thích nhóm tiêu dùng là người dân.

Theo đó, ông cho rằng nên xem xét việc giảm thuế suất với thuế thu nhập để tăng chi tiêu từ phía người dân thay vì để họ phải chắt bóp vì đã đóng thuế quá nhiều.

PV/VNN

Bài mới
Đọc nhiều