+
Aa
-
like
comment

Ai mới là người què quặt về tư duy và lú lẫn về trí tuệ?

sông trà - 17/08/2020 17:26

Mới đây, trang mạng Việt Tân, đài RFA, VOA, BBC tiếng Việt, Blog Danlambao… đồng loạt đăng tải thông tin TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Duy Nhất (cựu Trưởng văn phòng Trung Trung Bộ, báo Đại Đoàn Kết).

Việc Toà phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm 10 năm tù giam với Trương Duy Nhất đã khiến cho những nhà “dân chủ rởm” phải “nhảy cẩng” lên để phản đối. Chúng “lờ” đi những sai phạm của người mà chúng luôn miệng gọi là “ký giả”, “lờ” đi những những quy định, luật pháp mà mỗi đất nước – chế độ cần phải có.

Các thế lực thù địch phản đối trong tuyệt vọng bản án 10 năm tù của Trương Duy Nhất

Bản án thích đáng cho Trương Duy Nhất

Theo đó, sau 1 ngày xét xử, ngày 14/8, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên phạt y án 10 năm tù với bị cáo Trương Duy Nhất, nguyên trưởng văn phòng Trung Trung Bộ, Báo Đại Đoàn Kết, về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bản án sơ thẩm kết luận năm 2003, Báo Đại Đoàn Kết không có chỉ đạo nhưng Trương Duy Nhất vẫn gửi 3 công văn đến UBND TP Đà Nẵng để xin mua nhà, đất, để làm trụ sở văn phòng đại diện. Sau khi chính quyền phê duyệt, bị cáo đã liên hệ, thỏa thuận bán khu nhà, đất này cho Phan Văn Anh Vũ.

Hội đồng xét xử xác định hành vi của Trương Duy Nhất không đúng thẩm quyền và trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 13,1 tỉ đồng. Bị cáo phạm tội với tình tiết tăng nặng kịch khung là gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên nên VKS truy tố đúng người, đúng tội và không oan. Sau đó, bị cáo Trương Duy Nhất đã kháng cáo lại bản án sơ thẩm.

Thế nhưng, Trương Duy Nhất đã lên tiếng “bẻ lái” những người thi hành luật pháp không có lương tri, không hiểu biết về luật pháp, còn dám lên tiếng nói đây là “đòn thù chính trị”, đòn thù nhơ nhớp của các thế lực què quặt về tư duy, lú lẫn về trí tuệ nhắm vào ông.

Lộng ngôn hơn, Trương Duy nhất còn nói “các thế hệ cháu con sau này nhìn lại phải cúi đầu tủi hổ về những phán quyết sai lầm của cha ông chúng, của một thời nhóm lò loạn lạc, một thời đất nước tưởng có phúc mà vô phúc, có trọng mà không đáng trọng”.

Ấy thế là, một loạt các trang mạng xã hội, báo đài hải ngoại đại diện cho những nhà “dân chủ rởm”, cho các thế lực thù địch đồng loạt lên tiếng, đăng tải những phát ngôn đó của Trương Duy Nhất xem như là cách ủng hộ duy nhất đối với “ký giả” của mình.

Vấn đề ở chỗ, Trương Duy Nhất nói riêng, tự cho mình là kẻ hiểu biết và tài giỏi mà thực hành như kẻ điên cuồng đến mức phải tra tay vào còng. Còn những nhà “dân chủ” tự phong kia, miệng mồm ra rả nói yêu nước mà lại bị “vào tù ra khám”, bị trục xuất ra khỏi đất nước, sống lưu vong ở nước ngoài.

Ngẫm mà thấy nực cười!

Cả một thế lực què quặt về tư duy

Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành đấu tranh cách mạng trải qua nhiều gian khổ đánh đuổi quân xâm lược, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tự mình thiết lập nên nhà nước của mình. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là nhà nước do nhân dân, vì nhân dân, mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí thức tự tổ chức thành, tự mình định đoạt quyền lực nhà nước.

Khi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và công dân đã thay đổi, công dân có đầy đủ các quyền tự do, dân chủ trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời công dân cũng tự giác thực hiện mọi nghĩa vụ trước Nhà nước. Về phần mình, Nhà nước cũng tôn trọng các quyền tự do dân chủ của công dân, ghi nhận đảm bảo cho các quyền tự do được thực hiện đầy đủ.

Cũng từ đó, mối quan hệ Nhà nước và công dân được xác lập trên cơ sở tôn trọng lợi ích giữa các bên. Luật pháp không chỉ quy định địa vị pháp lý của công dân mà còn buộc các cơ quan nhà nước phải tôn trọng và đưa ra các đảm bảo thực tế cho các quyền ấy, tránh mọi nguy cơ xâm hại từ phía các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách.

Và nguyên tắc nền tảng của việc thực thi và bảo đảm dân chủ đó là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Từ mục đích như vậy, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu này. Tổng thể các biện pháp này tạo ra một cơ chế hữu hiệu và duy nhất cho việc bảo đảm và thực thi quyền dân chủ rộng rãi trong xã hội.

Ph.Ăngghen khẳng định: “từ sự bình đẳng của mọi người với tư cách là những con người, rút ra cái quyền có một giá trị ngang nhau về chính trị và xã hội cho tất cả mọi người, hay ít ra là cho công dân trong một nước, hay cho mọi thành viên trong xã  hội”.

Như vậy, quyền dân chủ trước hết là quyền con người, hơn nữa nó nhấn mạnh đặc biệt đến các quyền về chính trị như là khả năng và điều kiện tiên quyết để thực hiện đầy đủ các quyền con người cơ bản khác. Bởi vì, sự giải phóng về chính trị là điều kiện tiên quyết đối với mọi sự giải phóng khác của con người, bình đẳng về chính trị là tiền đề của mọi sự bình đẳng.

Nói cách khác, các quyền về chính trị (tự do bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội, hội họp, tự do báo chí…), một mặt, là tiền đề cho việc hiện thực hoá các quyền khác, mặt khác, là sự phản ánh về mức độ giải phóng “năng lực bản chất người” của mỗi cá nhân.

Mặt khác, chính nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh vượng như hiện tại.

Nói như vậy, bởi một quốc gia trải dài gần 1.650km từ điểm cực Bắc tới điểm cực Nam, bị chia cắt bởi đồi núi, với 54 dân tộc anh em sinh sống, với điều kiện kinh tế-xã hội rất khác nhau, do đó việc đoàn kết các dân tộc, các địa phương trong cả nước, để “không ai bị bỏ lại phía sau” là thách thức không nhỏ. Và Đảng ta luôn là hạt nhân của khối đại đoàn kết  dân tộc.

Tức là, ổn định chính trị trong điều kiện một Đảng cầm quyền đòi hỏi ở Đảng năng lực tổ chức lãnh đạo thống nhất trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng thực sự phải “là đạo đức, là văn minh”, là tấm gương trong sáng cho xã hội.

Và những kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua đã củng cố vững chắc thêm niềm tin của xã hội vào tính tiên phong, gương mẫu, đạo đức của Đảng ta, cũng như cơ đồ, tiềm lực mà đất nước Việt Nam có được chính là minh chứng sống cho sự ổn định chính trị, biểu trưng của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nền dân chủ đích thực.

Vậy mà, Trương Duy Nhất và các thế lực thù địch vẫn tuyên truyền theo kiểu lô-gíc hình thức rằng, “có nhiều đảng cạnh tranh mới là dân chủ”, chúng lờ đi mục đích của Đảng ta là kiên trì đấu tranh xóa bỏ mọi bất công, mang lại quyền bình đẳng, thực hiện dân chủ, quyền làm chủ thực sự cho nhân dân.

Tựu trung lại đó vẫn là những luận điệu “bình mới rượu cũ” của một số kẻ bất mãn chế độ, nhằm hô hào dân chủ, kích động dư luận lung lạc niềm tin vào Đảng, chế độ, vào sự phát triển của đất nước. Nói thẳng ra, đó là luận điệu mù quáng của bọn dân chủ giả hiệu luôn tự cho bản thân và tổ chức của mình sáng suốt, nhưng kỳ thực đó là sự què quặt về tư duy, lú lẫn về trí tuệ của một tổ chức/nhóm người phản động lưu vong.

Để rồi, một lần nữa ngẫm lại mà thấy nực cười!

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều