+
Aa
-
like
comment

Ai mới là người bạn thật sự của Ấn Độ?

22/03/2021 10:15

Trung Quốc lại tiếp tục phô trương thanh thế khi triển khai tàu khu trục Type 055 đến Biển Nhật Bản. Trong khi đó Mỹ khẳng định sẽ “hỗ trợ đầy đủ” cho Ấn Độ, để chống lại mọi sự hung hăng của Bắc Kinh

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, 3 tàu hải quân Trung Quốc, bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Type 055 Nam Xương mới nhất dẫn đầu, cùng 2 tàu tên lửa Type 052D Thành Đô và Type 054A Đại Khánh, đã đi qua eo biển Tsushima, hướng tới Biển Nhật Bản hôm 18/3 vừa rồi.
Việc Trung Quốc triển khai tàu khu trục Type 055 đến Biển Nhật Bản, được Nhật Bản cho là trái với tuyên bố chung 2+2 gần đây, của các các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng 2 nước Nhật Bản và Mỹ, tại thủ đô Tokyo vào ngày 16/3.
Trước đó vài ngày, ngoại trưởng Mỹ và Nhật đã cảnh báo Trung Quốc về “hành vi ép buộc và gây bất ổn” trong khu vực. Trong khi Bắc Kinh cảnh báo rằng, liên minh Mỹ-Nhật không nên nhắm vào bất kỳ “bên thứ ba” nào.
Thông tin của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, Hải quân của PLA đã tiến hành một cuộc tập trận thường lệ, nhằm kiểm tra khả năng “sẵn sàng chiến đấu” của khu trục hạm Type 055 mới nhất, thể hiện “sức mạnh cơ bắp” trước Tokyo. Đây cũng là lần đầu tiên, Trung Quốc đưa tàu chiến Type 055 của họ đến Biển Nhật Bản.
Tàu khu trục lớp Type 055 (còn được gọi là lớp Renhai), là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, được thiết kế tàng hình. Đây là tàu mặt nước được thiết kế đa nhiệm vụ, nhưng tập trung vào nhiệm vụ phòng không hạm đội và chống ngầm; tính năng vượt trội so với các tàu chiến của Trung Quốc trước đây.
Type 055 dự kiến sẽ thực hiện các nhiệm vụ viễn chinh và đóng vai trò hộ tống chính cho các tàu sân bay. Tàu được trang bị 112 giếng phóng thẳng đứng (VLS), có khả năng phóng nhiều loại tên lửa dẫn đường như đối đất, đối không và đối hải. Cùng với khả năng tác chiến chống ngầm, bao gồm cả phóng ngư lôi ASW.
Hải quân Trung Quốc có ý định đóng 8 chiếc tàu chiếp lớp Type 055, 6 chiếc hiện đang được đóng tại hai công ty đóng tàu khác nhau của Trung Quốc; hai chiếc đã được đưa vào hoạt động, đó là chiếc Nanchang được đưa vào biên chế tháng 1/2020 và Lhasa vào đầu năm 2021.
Trong khi đó ở khu vực Tây Nam Á, Mỹ cam kết sẽ “hỗ trợ đầy đủ” cho Ấn Độ, để tiếp cận với tin tức tình báo và công nghệ tốt hơn, để chống lại các mối đe dọa và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Diễn biến này dường như là kết quả của cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval tại New Delhi ngày 19/3 vừa qua.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã đến Ấn Độ vào tối thứ Sáu, trong khuôn khổ nỗ lực của chính quyền Biden, nhằm thành lập một liên minh với các nước châu Á “thân thiện”, nhằm chống lại sự quyết đoán của Bắc Kinh ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Ngay sau khi đến Ấn Độ, ông Austin đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Cố vấn An ninh quốc gia Doval. Theo các thông tin, Austin và Doval đã có một cuộc họp kéo dài hai giờ, trong đó họ trao đổi các vấn đề quan trọng về môi trường an ninh ở châu Á và các vấn đề khác.
Theo một cựu quan chức ngoại giao Ấn Độ, được nhật báo trích dẫn, Washington cần phải chung tay với các quốc gia như Ấn Độ, để tạo sự cân bằng quân sự; nhằm đối phó với một Trung Quốc, ngày càng quyết đoán về mặt quân sự.
Các thông tin cũng cho biết, cuộc gặp của Austin với Modi và Doval, sẽ tạo nền tảng vững chắc giữa Mỹ và Ấn Độ, để thực thi luật pháp quốc tế ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, thông qua Đối thoại Tứ giác An ninh (QUAD).
Mỹ cam kết sẽ cung cấp tin tức tình báo và công nghệ cần thiết cho Ấn Độ, để thực thi nguyên tắc của luật pháp quốc tế ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Cả hai bên nhất trí, quyết tâm duy trì một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, chuyến thăm của ông nhằm đưa ra thông điệp của chính quyền Biden – Harris, về cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác, nhằm duy trì trật tự dựa trên luật lệ; thúc đẩy an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Flickr.

Tiến Minh

Bài mới
Đọc nhiều