Ai đứng sau nữ đại gia ngầm 26 tuổi?
Một cô gái sinh năm 1994 tức mới 26 tuổi bỗng dưng có khối tài sản kếch xù 7.560 tỷ, cổ đông lớn nhất kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Bến Thành Holdings Group.
Theo thông tin được biết, Đào Ngọc Bảo Phương, sinh năm 1994 hiện đang là Tổng Giám Đốc Bến Thành Holdings. Nữ đại gia bí ẩn này hiện đăng ký chỗ ở tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Cuối năm 2019, Bến Thành Holdings, khi đó mang tên Công ty TNHH Tập đoàn Sài Gòn CÓ vốn điều lệ thực góp là 18 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn, môi giới đấu giá bất động sản. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2019 lần lượt là 18,2 tỷ và 43,8 tỷ đồng.
Tổng vốn điều lệ của Bến Thành Holdings hiện nay là 12.600 tỷ, trong đó đáng chú ý nữ đại gia Đào Ngọc Bảo Phương góp đến 7.600 tỷ, chiếm 60% vốn điều lệ của công ty. Công ty cổ phần Tập đoàn The One góp 2.520 tỷ đồng, tương đương 20% cổ phần. Ông Bùi Ngọc Quý cũng góp 2.520 tỷ đồng, tương đương 20% cổ phần. Cách đây gần 2 năm, nữ đại gia 9x Đào Ngọc Bảo Phương từng gây xôn xao với thương vụ thâu tóm 2 tòa lâu đài của Khaisilk. Cụ thể, vào cuối năm 2018, thông tin khách sạn TajmaSago và nhà hàng Cham Charm, 2 tòa nhà đình đám một thời của Tập đoàn Khaisilk. Đáng nói là Bến Thành Holdings đang đề xuất đầu tư 2 dự án tại tỉnh Quảng Ninh với mức tổng đầu tư lên tới 65.300 tỷ đồng. Một là, dự án nghỉ dưỡng trên đảo Cái Chiên; hai là, dự án Khu công nghiệp gần 5.000 ha, vốn đầu tư 58.200 tỷ đồng.
Một cô gái mới tuổi đời đôi mươi nếu thực sự giàu và giỏi như vậy đã nổi tiếng khắp thế giới như Elon Múk hay Jack ma rồi nhỉ. Đằng này cô ấy bí ẩn, ít người biết đến nhưng làm toàn các siêu dự án phải nói là quá khủng, nhiều đại gia bất động sản máu mặt ở Việt Nam còn phải mơ ước.
Nguồn tiền là một ẩn số quá lớn trong khi Quảng Ninh là tỉnh có vị trí chiến lược cả về giao thương kinh tế lẫn an ninh quốc gia ở biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Cho nên, việc phê duyệt dự án, thiết nghĩ tỉnh Quảng Ninh cũng cần làm rõ giao dịch dòng tiền xem nguồn tiền từ đâu, minh bạch để phòng tránh rủi ro về kinh tế (nhiều doanh nghiệp ôm đất khư khư cả chục năm đắp chiếu) cũng như an ninh quốc phòng, tránh trường hợp “cõng rắn cắn gà nhà”.
Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc đang tung tiền khắp nơi mua tài sản giá rẻ. Dòng vốn toàn cầu đang chạy khỏi Trung Quốc nên giới đầu tư nước này có xu hướng đầu tư các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu của các nước là điểm đến của dòng vốn toàn cầu. Mục đích để đón lõng và hưởng lợi.
Việt Nam có nhiều đại gia ngầm tài sản kếch xù hàng chục ngàn tỷ như trên trời rơi xuống. Lúc thì có công ty vốn 150.000 tỷ nằm trong ngõ hẻm, giờ lại đến cô gái đôi mươi siêu giàu. Nếu tính kinh tế ngầm ở Việt Nam rồi tài sản chìm nổi chắc GDP Việt Nam còn cao hơn rất nhiều. Cho nên nhiệm vụ của ngành chứng khoán là làm sao thu hút IPOS (phát hành công khai lần đầu) và kéo hết các doanh nghiệp lên sàn để công khai, minh bạch, đóng thuế, góp ngân sách đầy đủ cho đất nước.
Hạ Trắng (TH)