+
Aa
-
like
comment

Ai đứng sau các vụ sát hại những nhà vật lý hạt nhân hàng đầu của Iran và Nga?

11/01/2021 10:59

Sự kiện bi tráng nhất của năm 2020 chắc chắn là vụ sát hại Mohsen Fakhrizadeh, cha đẻ của chương trình hạt nhân Iran. Trước đó, 5 nhà vật lý hạt nhân hàng đầu của Nga cũng bị sát hại?

Ai đứng sau các vụ sát hại những nhà vật lý hạt nhân hàng đầu của Iran và Nga?

Nhìn chung, đối với Iran năm 2020 là một năm hết sức xui xẻo. Nó được bắt đầu từ vụ sát hại Qasem Soleimani, Trung tướng thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm Quds – một bộ phận chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động quân sự ngoài lãnh thổ và bí mật của IRGC – từ năm 1998 cho đến khi qua đời.

Tiếp theo là đại dịch Covid-19 bùng phát cướp đi hàng nghìn sinh mạng.

Và kết thúc năm là cái chết của Mohsen Fakhrizadeh từng là tướng trong lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, giảng viên vật lý tại Đại học Imam Hossein. Ông là một trong các nhà khoa học cao cấp trong chương trình hạt nhân đa lớp của Iran. Một số người coi ông là cha đẻ của chương trình hạt nhân Iran.

Ở Iran, Fakhrizadeh có tầm vóc tương tự như tướng Qassem Soleimani, người đã bị phi cơ không người lái Mỹ hạ sát vào đầu năm 2020.

Đối với Nga- Iran không phải là đất nước gần gũi nhất về văn hoá hay vị trí địa lý. Tuy nhiên, việc sát hại nhà vật lý xuất chúng bằng cách không ngờ tới lại trùng lặp với tai nạn không thể quên của Nga: vụ rơi máy bay Tu-134 ở Petrozavod hồi tháng 6/2011 làm 47 người thiệt mạng.

Ai đứng sau các vụ sát hại những nhà vật lý hạt nhân hàng đầu của Iran và Nga? - Ảnh 1.
Qasem Soleimani, Trung tướng thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và lãnh đạo lực lượng Quds Force.

Giết người từ … vệ tinh

Mohsen Fakhrizadeh qua đời vào thứ 6, ngày 27/11, ở ngoại ô Teheran. Lúc đầu người ta thông báo rằng ô tô của nhà bác học bị quả mìn gắn ở gầm xe phát nổ. Thực tế, ngay sau đó lại có thông báo rằng tại nơi xảy ra thảm họa người ta nghe có tiếng súng nổ.

Ngay lúc đó, có giả thuyết rằng những kẻ ám sát ban đầu cho nổ tung chiếc ô tô hiệu Nissan đậu trên đường đi của Mohsen Fakhrizadeh, rồi sau đó bắn vào chính nhà bác học và các vệ sĩ của ông bằng vũ khí tự động.

Tuy nhiên sau đó vài ngày, các phương tiện thông tin đại chúng của Iran đã đưa ra một bức tranh đầy đủ của vụ ám sát này. Hãng Fast kể rằng nhà vật lý cùng vợ mình đi trên chiếc xe bọc thép và ba xe bảo vệ đi cùng.

Chiếc xe đầu của đoàn xe vượt lên một đoạn để kiểm tra tình hình trên đường. Vào lúc đó xe của Phakhrizade bị bắn. Nhà bác học thậm chí còn chưa hiểu việc gì đã xảy ra.

Phakhrizade tưởng tiếng đạn bắn vào vỏ xe là tiếng kêu phát ra từ động cơ xe. Nhà vật lý dừng xe, bước ra ngoài và ngay lập tức đổ gục xuống vì bị trúng loạt đạn thứ hai với 4 vết đạn trên người.

Khi các nhân viên y tế tới hiện trường, Mohsen Fakhrizadeh vẫn còn sống. Người ta dùng trực thăng đưa ông tới bệnh viện gần nhất, song các bác sĩ đã không cứu được ông. Cùng với ông còn hai người nữa thiệt mạng. Một phút sau khi nhà vật lý bị bắn, chiếc Nissan phát nổ.

Việc nghiên cứu các mảnh vỡ cho thấy Mohsen Fakhrizadeh bị bắn từ khẩu súng máy được điều khiển từ xa qua kênh thông tin vệ tinh. Điều này đã được thư ký Hội đồng an ninh dân tộc tối cao Iran Ali Shamkhani thông báo tới các phóng viên.

Việc điều tra cũng cho biết chủ nhân thực sự của chiếc Nissan, trong đó được lắp ổ súng máy, đã rời khỏi Iran từ 29/10/2020. Nói cách khác, vào thời điểm nhà bác học bị ám sát, không một tên hung thủ nào có mặt trên lãnh thổ Iran.

Đạn bắn vào nhà vật lý ở khoảng cách 150m, nhưng chính kẻ giết người lại đang ở một nơi nào đó trên thế giới.

Các dấu vết dẫn đến Tel-Aviv?

Ngay sau khi vụ ám sát xảy ra, Bộ trưởng ngoại giao Iran Dzhavad Zariph đã viết trên Twitter của mình rằng trong vụ việc này “có những dấu hiệu quan trọng của vai trò Ixraen”.

Một tuyên bố tương tự do cố vấn quân sự Hossein Dekhgan của Ayatolla Khameni thực hiện: “vào những ngày cuối cùng của đồng minh Donald Trump (bị thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ), những kẻ theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái đang cố tạo áp lực lên Iran và gây chiến trên mọi phạm vi”- BBC trích lời ông ta.

Ngày hôm sau các nguồn tin của kênh truyền hình Press TV trong các cơ quan bảo vệ luật pháp Iran thông báo rằng đã thu được những bằng chứng cho thấy sự tham gia của Ixraen vào vụ ám sát này.

“Những mảnh vũ khí thu thập được tại hiện trường có dạng logo và các đặc điểm kỹ thuật của ngành công nghiệp quân sự Ixraen”- kênh truyền hình này đưa tin.

Đến lượt mình, Tổng thống Iran Hasan Roukhani hứa rằng sẽ có câu trả lời cho vụ sát hại nhà hạt nhân hàng đầu của đất nước.

Phản ứng của phía đối lập có vẻ kiềm chế hơn. Chính quyền của Thủ tướng Ixraen Biniamin Netaniahu từ chối bình luận về vụ việc, còn Donald Trump đăng lại trên Twitter của mình thông tin của nhà báo Ixraen Iosi Melman về việc ngành tình báo Ixraen (MOSSAD) trong nhiều năm cố lần ra dấu vết của Mohsen Fakhrizadeh.

Các nhà báo cũng nhanh chóng xác định rằng chính quyền Ixraen rất quan tâm đến nhân vật Mohsen Fakhrizadeh. Năm 2018 Netaniahu đã phát biểu rằng MOSSAD đã may mắn có được hồ sơ lưu trữ hạt nhân bí mật của Iran: 55 nghìn trang tài liệu và 100 nghìn file trong 183 đĩa compac. Nếu in ra giấy, số tài liệu này sẽ có trọng lượng nửa tấn.

Tại cuộc họp báo sau đó Netaniahu đặc biệt quan tâm đến nhân vật Mohsen Fakhrizadeh. Người đứng đầu văn phòng bộ trưởng Ixraen cảnh báo: “Hãy nhớ cái tên này!”. Rõ ràng rằng, nếu đối với người đứng đầu chính phủ nhân thân của nhà vật lý không còn là bí mật, thì nhân viên các ngành đặc biệt Ixraen càng biết rất rõ về ông. Và họ quan tâm đến nhà vật lý không phải là vì sự hiếu kỳ vô cớ.

Cuộc săn lùng các chuyên gia hạt nhân

Để bức tranh được đầy đủ cần giải thích thêm rằng Mohsen Fakhrizadeh không chỉ đơn thuần là nhà bác học dân sự như phần lớn những nhà nghiên cứu Nga, châu Âu hay Mỹ.

Ông thậm chí không phải là nhân viên khoa học của Viện nghiên cứu khoa học quân sự, đại loại như các viện nghiên cứu được thành lập thừa thãi thời Liên Xô.

Mohsen Fakhrizadeh là sĩ quan cao cấp của Vệ binh cách mạng Hồi giáo, tinh hoa của lực lượng vũ trang Iran. Tức là Ixraen không có một cơ hội nhỏ nhoi nào để lôi kéo và doạ dẫm ông.

Đối với Mohsen Fakhrizadeh, công tác khoa học hay giảng dạy là một phần của đường binh nghiệp. Trong những năm gần đây ông chịu trách nhiệm về các chương trình hạt nhân của Iran.

Dĩ nhiên, Teheran khẳng định rằng chúng mang tính chất hoà bình thực sự, song Ixraen lại tin theo nghĩa ngược lại. Trước kia, Mohsen Fakhrizadeh lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu vật lý của Iran và giữ vị trí giáo sư vật lý của Đại học mang tên Husein ở Teheran.

Mohsen Fakhrizadeh là nhà bác học Iran duy nhất được MAGATE (Cơ quan năng lượng nguyên tử thế giới) nhắc đến năm 2015 trong báo cáo nhân chương trình hạt nhân của Iran.

Một năm trước, một trong những nhà ngoại giao phương Tây tuyên bố với hãng Reuters rằng “nếu ở vào thời điểm nào đó Iran muốn hướng đến việc làm giàu urani vào mục đích quân sự, Mohsen Fakhrizadeh sẽ nổi tiếng là “cha đẻ” của bom hạt nhân của Iran”.

Việc sát hại Mohsen Fakhrizadeh không phải là chiến dịch đặc biệt đầu tiên được những kẻ “vô danh” tiến hành chống lại các nhà bác học Iran.

Trong thời kỳ từ 2010 đến 2012 ở nước cộng hoà này đã có 4 chuyên gia hàng đầu về công nghệ hạt nhân bị sát hại. Tháng 1/2010 giáo sư Masud Ali Mohammadi thiệt mạng trong một vụ nổ bom.

Cũng trong năm đó những kẻ lạ mặt đã làm nổ tung chiếc xe ô tô trong đó có giáo sư Trường Tổng hợp Phereidun Davani Abbasi (trước đó không lâu ông được bổ nhiệm lãnh đạo Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran) và đồng nghiệp của ông là Madzhid Shakhriari. Davani Abbasi – mục tiêu chính của những kẻ tấn công- đã may mắn thoát chết, còn người đồng hành cùng ông bị trọng thương.

Ngày 23/7/2011 nhà bác học Dariush Rezaineđzhad đã bị bắn bởi những kẻ lạ mặt đi mô tô phân khối lớn. Ngày 11/1/2012 một vụ nổ nữa cướp đi sinh mạng nhà vật lý 32 tuổi Akhmadi Roshan. Cả lái xe của ông cũng thiệt mạng.

Thảm họa “Tu-134 của Nga”: cũng là một vụ khủng bố?

Trong bối cảnh cuộc chiến khủng bố điều khiển từ xa này, Chiếc máy bay TU-134 của Hãng Hàng không RusAir thực hiện chuyến bay thông thường từ Mátxcơva đến Petrozavodsk (thủ phủ nước Cộng hòa tự trị Karelia thuộc Liên bang Nga) đã bất ngờ đáp xuống một đường cao tốc cách sân bay Petrozavodsk chừng 700 km.

Cuộc tiếp đất không thành, chiếc máy bay vỡ tan và bốc cháy khiến 44 người chết, 8 người bị thương. Lúc đó là 23 giờ 40 phút ngày 20-6-2011. Thời tiết khi đó rất xấu, dày đặc sương mù lại có mưa lớn.

Sau này trong báo cáo chính thức của MAK (Uỷ ban hàng không quốc tế) nói rằng nguyên nhân tai nạn là lỗi của phi hành đoàn: hạ cánh trong điều kiện thời tiết không thể chấp nhận được, vi phạm trình tự tương tác đã được thiết lập của phi công và hoa tiêu, cũng như tình trạng say rượu của hoa tiêu.

Uỷ ban điều tra Liên bang Nga đi theo con đường khác: tháng 3/2013, gần 2 năm sau vụ tai nạn, cơ quan này công bố cáo buộc tội vi phạm các nguyên tắc vận hành máy bay của hai nhân viên sân bay Petrozavod – Vladimir Shcarupa và Vladimir Pronin.

Theo nhận xét của các điều tra viên, họ đã có lỗi trong việc đảm bảo chuyến bay trong điều kiện khí tượng không thuận lợi.

Hãng tin RIA Novosti ngày 23-6 dẫn nguồn tin Ủy ban Hàng không Liên bang Nga (Rosaviatsia) cho biết theo cuộc điều tra sơ khởi, lý do khiến phi công đáp khẩn cấp không rõ ràng.

Điều này dấy lên tin đồn có âm mưu giết chết các chuyên gia hạt nhân Nga trong bối cảnh Iran bị các nước phương Tây nghi ngờ tiến hành chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân dưới lớp vỏ bọc điện hạt nhân phục vụ dân sinh.

Các nguồn tin an ninh Nga đã xác nhận 5 nhà khoa học Nga thiệt mạng từng làm việc cho Nhà máy Điện hạt nhân Bushehr nằm sát vịnh Ba Tư của Iran. Đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Trung Đông, do người Đức xây dựng vào từ năm 1975 và tạm dừng năm 1979 sau cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran.

Năm 1995, Chính phủ Iran và Bộ Năng lượng Hạt nhân Nga ký hợp đồng tiếp tục dự án. Chủ thầu chính là Công ty Atomstroyexport (Nga). Công trình này sau đó bị đình hoãn nhiều lần bởi các lý do kỹ thuật, tài chính và sức ép chính trị của các nước phương Tây.

Năm 2007, Iran và Nga đạt một thỏa thuận mới. Nga bắt đầu cung cấp nhiên liệu hạt nhân. Ngày 21/8/2010, Iran đã chính thức khánh thành Nhà máy Bushehr dưới sự điều hành của các chuyên gia Nga.

Toàn chuyên gia hàng đầu

Năm nhà khoa học Nga chết thảm trong vụ rớt máy bay nói trên gồm có 3 người từng tham gia thiết kế Nhà máy Bushehr là Sergey Ryzhov, Gennady Banyuk và Nikolay Trunov.

Cả ba là cán bộ cao cấp của OKB Gidropress, một công ty Nga tham gia công trình xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Bushehr và từng xuất khẩu các lò hạt nhân cho 5 nước, trong đó có Iran.

Ngày 22-6, Công ty OKB Gidropress đã chính thức làm lễ truy điệu 3 nhà khoa học và công khai chức vụ của họ. Ông Sergey Ryzhov, 52 tuổi, là tổng công trình sư của công ty và một nhà xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi tiếng của Nga.

Ông Gennady Banyuk, 65 tuổi, là phó tổng công trình sư và ông Nikolay Trunov, 52 tuổi, là trưởng phòng thiết kế.

Từ trái sang phải Sergey Ryzhov, Gennady Banyuk và Nikolay Trunov. Ảnh Daily Mail.

Trang tin trực tuyến DEBKA của Cơ quan Tình báo Quân đội Israel tiết lộ 3 nhà khoa học nói trên đã có mặt ở Nhà máy Điện hạt nhân Bushehr sau khi nhà máy này bị sâu máy tính Stuxnet tấn công vào hệ thống điều hành cách đây 2 năm.

Ủy ban Năng lượng Hạt nhân Nga đã phải rút các thanh nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng để tránh thiệt hại do Stuxnet gây ra. Sau đó, các thanh nhiên liệu đã được nạp trở lại và nhà máy đã tiếp tục chạy thử.

Hai nhà khoa học còn lại là Andrei Trokinov, một trong những chuyên gia hàng đầu của Nga về công nghệ hạt nhân và Valery Lalyn, cũng là một chuyên gia hạt nhân lỗi lạc của Nga. Cái chết của 5 nhà khoa học kể trên là một tổn thất lớn cho ngành công nghiệp hạt nhân Nga và Iran.

Đối đầu Trung Quốc, BQP Ấn Độ bị giáng đòn chí tử, phải ra quyết định sốc: Nóng rực Chiến trường K: Luồn qua chốt địch – Thót tim vì tiếng động quái lạ, thật sự ngỡ ngàng! Hạm đội 5 Mỹ và tàu chiến Hàn Quốc áp sát Iran, Eo Hormuz lại nóng rực – Thổ ra đòn hiểm, tàu Hy Lạp “ôm đầu máu”!

Ngay sau thảm họa nói trên, chính quyền Nga đã ra lệnh tiến hành điều tra xem đằng sau vụ rớt máy bay này có điều gì mờ ám hay không.

Câu hỏi đặt ra là tại sao đã có quy định của ngành an ninh Nga, theo đó, không được đăng ký cho quá một người thuộc diện chính khách cao cấp, tướng lĩnh hoặc các nhà lãnh đạo đầu ngành công nghiệp nhạy cảm đi cùng một chuyến bay, nhưng trên chiếc TU-134 gặp nạn có đến 5 nhà khoa học hạt nhân gạo cội của Nga?

Tại sao các loại máy bay TU dòng 134 chế tạo từ thời Liên Xô đã quá cũ nên thường gặp tai nạn lại được sử dụng để chở các nhà khoa học? Sau vụ này, Tổng thống Medvedev đã ra lệnh “đóng băng” tất cả các chuyến bay sử dụng máy bay TU-134.

Tám hành khách bị thương nặng (một người đã chết sau đó) đang nằm viện cũng được thẩm vấn để biết chuyện gì đã xảy ra trên máy bay trước khi rớt. Bởi theo kết quả khảo sát chiếc hộp đen, các động cơ của chiếc TU-134 không bị hỏng hóc.

Việc điều tra chính thức của Nga chưa đưa ra câu trả lời cho những vấn đề này.

Đoàn Phương

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều