+
Aa
-
like
comment

Châu Âu lại trở thành tâm điểm của đại dịch Covid

08/11/2021 09:49

Trong bối cảnh hiện nay, quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc đã trở nên đầy căng thẳng và phức tạp. Trung Quốc đã nổi lên như một đối tác quan trọng trong nền kinh tế và chính trị toàn cầu, đồng thời mở rộng ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, phương Tây vẫn chưa dám thẳng tay thực hiện cuộc đối đầu mạnh mẽ với Trung Quốc, lý do là vì đâu?

Thiếu hụt vũ khí

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), Mỹ chỉ có đủ lượng tên lửa chống hạm sử dụng trong một tuần nếu đối mặt với xung đột với Trung Quốc.

Tờ Financial Times (FT) trích dẫn nhiều báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu phương Tây, cho thấy các nước phương Tây đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt vũ khí đáng lo ngại sau xung đột tại Ukraine. Ngành công nghiệp quốc phòng của các nước NATO gần như không thể đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại.

Dựa trên dữ liệu hiện có, CSIS đã tiến hành mô phỏng và chỉ ra rằng nếu xung đột xảy ra với Trung Quốc, Mỹ chỉ còn khoảng 450 tên lửa chống hạm tầm xa, đủ dùng trong một tuần.

Các chuyên gia tại Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) cũng lưu ý rằng số lượng tên lửa hiện có của Mỹ quá ít để đảm bảo ngăn chặn một cuộc tấn công phủ đầu của đối phương và không đủ để giữ ưu thế trong một cuộc xung đột kéo dài với Trung Quốc.

Theo CNAS, để ngăn chặn và đánh bại Bắc Kinh, Lầu Năm Góc cần có một kho dự trữ tên lửa dự phòng lớn hơn, tăng cường mua sắm vũ khí tấn công trên biển và xây dựng hệ thống phòng không đa tầng.

Theo thông tin từ FT, Lầu Năm Góc đã tăng chi tiêu 1,1 tỷ USD trong năm tài chính 2024 để mua 118 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), tăng so với con số 83 tên lửa trong năm trước.

Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng dự kiến chi 30 tỷ USD cho mua sắm đạn dược trong năm 2024, tăng 23% so với mức năm 2023, và 315 tỷ USD cho mua sắm vũ khí mới.

Tuy nhiên, CNAS lưu ý rằng Lầu Năm Góc có xu hướng ưu tiên các hợp đồng mua có giá trị lớn như tàu, máy bay và xe tăng, dẫn đến việc ngân sách mua tên lửa và đạn dược trở nên eo hẹp.

Theo FT, các nước phương Tây đã cung cấp tổng cộng 170 tỷ USD viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine kể từ tháng 2/2022. Tuy nhiên, Kiev vẫn gặp khó khăn vì thiếu đạn dược.

Tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ đã dành nhiều thập kỷ tham gia chuỗi cung ứng phục vụ cho các ngành công nghiệp khác, dẫn đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất trong thời chiến bị hạn chế. Hiện tại, tình trạng thiếu chuỗi cung ứng và lao động đang là một vấn đề cấp bách.

CNAS nhận định: “Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã tụt hậu đến mức không thể mở rộng trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu lớn từ Lầu Năm Góc, họ thiếu mọi thứ và quy trình chuyển đổi diễn ra chậm chạp.”

Hiện tại, chỉ có năm công ty đảm nhận các hợp đồng lớn của Lầu Năm Góc và chuỗi cung ứng chỉ có một hoặc hai nhà thầu, không có cách nào bù đắp sự thiếu hụt bằng các đơn vị khác.

Các đồng minh NATO cũng không thể giải quyết vấn đề này vì trong quá khứ, Washington đã khuyến khích việc quảng bá vũ khí do Mỹ sản xuất như một lựa chọn phù hợp và tiết kiệm. Điều này đã khiến ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu bị thu hẹp và thiếu liên kết trong suốt nhiều thập kỷ.

Quan hệ phức tạp

Mối quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc thời gian gần đây đã trải qua nhiều biến đổi phức tạp, từ sự thân thiết đến lạnh nhạt và xuất hiện nhiều mâu thuẫn.

Trước năm 2010, quan hệ giữa phương Tây (bao gồm Mỹ, châu Âu và các đồng minh) với Trung Quốc có xu hướng tích cực và hợp tác. Các nước phương Tây thấy Trung Quốc là một thị trường tiềm năng lớn và là một đối tác quan trọng trong các vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và kinh tế toàn cầu.

Trong thời kỳ chính quyền của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Mỹ đã xem Trung Quốc là “đối tác hợp tác chiến lược”. Dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush, Trung Quốc được coi là “bên liên quan có trách nhiệm”. Trong thời kỳ chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, cả Trung Quốc và Mỹ đã ký tuyên bố chung về “xây dựng quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi”.

Tuy nhiên kể từ khoảng năm 2010, các mâu thuẫn và căng thẳng giữa phương Tây và Trung Quốc bắt đầu gia tăng. Những vấn đề như thương mại bất cân đối, tranh chấp vùng biển ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nhân quyền, tự do ngôn luận và sự đàn áp các nhóm dân sự bên trong Trung Quốc đã làm nổi lên những mâu thuẫn lớn giữa hai bên.

Trong Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời (INSG) vào tháng 3/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” số 1. Chính quyền của Tổng thống J. Biden khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện những bước đi quan trọng mà chính quyền tiền nhiệm đã triển khai đối với Trung Quốc.

Mỹ đưa SMIC vào danh sách đen thương mại sẽ là cú đòn chí tử giáng vào Huawei và các công ty công nghệ Trung Quốc (Ảnh: GNews).

Trên mặt trận kinh tế kể từ năm 2018, Mỹ đã phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Mỹ cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không công bằng thông qua các biện pháp thương mại bảo vệ. Điều này đã dẫn đến áp thuế và hạn chế đối với hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước, gây ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Tiêu biểu là gần đây, cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ về tương lai của chất bán dẫn đang leo thang. Sau một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu cấm các công ty Trung Quốc của Chính quyền Biden, Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách chơi con át chủ bài: áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với hai nguyên liệu thô chiến lược là gali và germani, tối quan trọng đối với ngành sản xuất chip toàn cầu.

Đối với Anh, hiện các nhà bình luận quốc tế cho rằng, dường như đã xảy ra một cuộc “chiến tranh lạnh” quy mô nhỏ giữa Anh và Trung Quốc. Anh đã thay đổi quyết định về việc cho phép Công ty Huawei (Trung Quốc) tham gia xây dựng mạng lưới 5G tại Anh và cử tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông nhằm bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các chuyên gia phân tích cho rằng, động thái của Anh đối với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Anh sẽ ngày càng có những chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Australia cũng đã có những biện pháp đáp trả đối với Trung Quốc, bao gồm việc không cho phép Công ty Huawei tham gia phát triển mạng di động 5G tại nước này. Ngoài ra, Australia đã tham gia cùng với Mỹ và Nhật Bản trong việc phản đối việc Trung Quốc đơn phương cải tạo các đảo nhân tạo tại các vùng biển tranh chấp trong Biển Đông.

Có thể thấy, tương lai của quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, được dự báo sẽ trở nên căng thẳng hơn. Trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, sự căng thẳng này chưa có dấu hiệu dừng lại. Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh của mình để tạo áp lực đối với Trung Quốc, và đồng thời duy trì ảnh hưởng của Mỹ tại các khu vực chiến lược trên thế giới.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều