+
Aa
-
like
comment

“70% bài thi Lịch sử dưới 5 điểm, mong quý Bộ và thầy cô nhìn thẳng”

15/07/2019 09:40

Môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,3 với 70% số bài thi dưới 5 điểm, “đội sổ” về kết quả thi THPT quốc gia năm nay.

anh-pham-hai-3-39

Ở các kỳ thi THPT quốc gia những năm trước, điểm trung bình môn Lịch sử cũng báo động đỏ rồi: năm 2016 là 4,49, năm 2017 là 4,6, năm 2018 là 3,79. Điểm thi năm nay có cao hơn năm 2018 nhưng nhìn chung vẫn là thấp.

Tại sao điểm thi Lịch sử lại luôn thấp như vậy?

Có 33 năm dạy bộ môn này ở trường THCS, bản thân tôi rất buồn và tự hỏi có phải “học sinh quay lưng với môn lịch sử?”. Nhưng bình tĩnh suy xét cho cùng, kết quả đó cũng là sự việc diễn ra theo đúng quy luật của cuộc sống nói chung và quy luật của lịch sử nói riêng mà thôi!

Bởi những lý do, theo thiển ý của tôi, xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh để phần nào lý giải kết quả nói trên.

'70% bài thi Lịch sử dưới 5 điểm, mong quý Bộ và thầy cô nhìn thẳng'

Về chương trình sách giáo khoa: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, sự thắng lợi hay thất bại trong từng cuộc kháng chiến đều có nguyên nhân của nó. Ở góc độ bộ môn, “học sinh quay lưng với lịch sử” có nguyên nhân từ đâu?

'70% bài thi Lịch sử dưới 5 điểm, mong quý Bộ và thầy cô nhìn thẳng'

Đặc biệt, cách kiểm tra vẫn là học thuộc lòng. Học sinh nhớ được những điều ấy là thiên tài, cần gì phải học nữa!

Có câu nói đùa thật xót xa rằng “Dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra google”.

Như vậy, do chúng ta sai lầm về chương trình, về dạy học và kiểm tra/thi thì hệ quả tất yếu học sinh chán lịch sử từ khi còn ở bậc THCS chứ không phải chỉ có lớp 12.

Vừa rồi, khi kiểm tra bài cũ, tôi hỏi học sinh lớp 9 rằng “Em cho biết sự kiện lịch sử nào đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đạt đến đỉnh cao?”, thì không học sinh nào trả lời được. Tôi tiếp tục gợi ý đó là ngày lễ Quốc khánh của nước ta, các em cũng lặng thinh. Cuối cùng, tôi tự trả lời đó là sự kiện ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi kết luận là học sinh không quan tâm, chứ câu hỏi không khó vì tôi mới dạy các em tiết học liền trước.

pho-diem-lich-su2017
Phổ điểm môn Lịch sử năm 2017. Điểm trung bình của môn là 4,6.

Về phương pháp giáo dục: Theo tôi là sai lầm. Chúng ta vẫn giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung mà chưa chuyển sang tiếp cận năng lực. Nhồi nhét một mớ kiến thức có sẵn vừa nặng về học thuộc ghi nhớ, vừa nặng về tuyên truyền mà không biết áp dụng vào đâu sẽ gây ra sự nhàm chán.

Dạy môn học này theo tôi là truyền cho học sinh tinh thần của dân tộc, cái hồn của núi sông, lòng biết ơn với tổ tiên qua những nhân vật lịch sử thì mới khắc sâu và đọng lại trong các em, chứ không phải những số liệu khô khan, diễn biến dài dòng của những trận đánh, những chiến dịch…

Và chính thầy cô dạy lịch sử chưa cùng đồng tâm tạo nên một sự thay đổi cần thiết về dạy học kiểm tra thi môn lịch sử thì nên “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”.

Mong quý thầy cô hãy nhìn thẳng vào sự thật về thực trạng dạy học môn lịch sử để giúp các em tìm được sự hứng thú với mộn học này!

Về trách nhiệm: Với bản thân, tôi phải tự nhận lỗi rằng một phần trách nhiệm do chưa đủ tâm huyết để gây hứng thú, kéo học sinh về với quá khứ hào hùng của cha ông cho học sinh trong những giờ học lịch sử. Nhưng với 1,5 tiết/tuần thì thật khó.

Rồi khi có dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn cụm, thật buồn vì đồng nghiệp chỉ chăm chăm đánh giá giáo viên có truyền thụ hết kiến thức trong sách giáo khoa hay không, dạy còn thiếu ý nọ hay ý kia. Ý này là trọng tâm, ý kia là cơ bản, có liên hệ, có lồng ghép, có tích hợp, có giáo dục kiến thức, rèn kỹ năng, giáo dục thái độ tình cảm… Họ đánh giá xếp loại tiết dạy chứ không xem học sinh có hiểu bài hay không.

Đối với tôi, dạy lịch sử không phải là như vậy. Lịch sử suy cho cùng là một câu chuyện kể về quá khứ, vậy dạy miễn làm sao học sinh thích thú nghe là đủ rồi, từ đó sẽ lắng đọng dần trong tâm hồn các em một cách tự nhiên mà không cần phải nhồi nhét hay bắt học thuộc lòng.

Tôi tha thiết mong rằng Bộ GD-ĐT hãy để cho chúng tôi tự do sáng tạo cách kể lại câu chuyện lịch sử, từ đó mới hy vọng học sinh không thờ ơ với môn học này và sớm khắc phục những nguyên nhân nêu trên.

Nguyễn Văn Lực – Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa.

(Theo Vietnamnet)

Bài mới
Đọc nhiều