+
Aa
-
like
comment

7 siêu vũ khí có thể giúp Ấn Độ lật ngược thế cờ, áp đảo Trung Quốc nếu xung đột

29/06/2020 19:30

Đây là những hệ thống vũ khí có khả năng “thay đổi cuộc chơi”, cho phép Ấn Độ tác động tới cán cân sức mạnh ở trên bộ và trên không trong cuộc đối đầu với Trung Quốc và Pakistan.

7 siêu vũ khí có thể giúp Ấn Độ lật ngược thế cờ, áp đảo Trung Quốc nếu xung đột
7 siêu vũ khí có thể giúp Ấn Độ lật ngược thế cờ, áp đảo Trung Quốc nếu xung đột

Trong bối cảnh Ấn Độ đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào chương trình hiện đại hóa quân đội, duy trì vị thế là cường quốc quân sự lớn thứ 4 và nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, lực lượng vũ trang của nước này đang tiếp tục triển khai các hệ thống vũ khí mới tiên tiến nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh tiềm tàng.

Quân đội Ấn Độ đã xảy ra một số cuộc chạm trán nghiêm trọng với lực lượng Pakistan trong năm 2019, sau đó gần đây là cuộc đụng độ với binh lính Trung Quốc ở thung lũng Galwan, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai phía.

Trong bối cảnh đó, theo tạp chí MW, 7 hệ thống vũ khí có khả năng “thay đổi cuộc chơi” dưới đây sẽ giúp Ấn Độ tác động tới cán cân sức mạnh ở trên bộ và trên không trong cuộc đối đầu với Trung Quốc và Pakistan.

Tên lửa phòng không S-400

Bất chấp áp lực lớn từ phương Tây và những đe dọa từ Mỹ rằng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt với nền kinh tế Ấn Độ, New Delhi vẫn ký thỏa thuận trị giá 5 tỷ USD vào tháng 10/2018 để mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 từ Nga.

S-400 hứa hẹn sẽ giúp tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ của Ấn Độ khi nó có thể phát hiện máy bay đối phương từ cự ly hơn 600km và nếu cần thiết, có thể theo dõi, cũng như “tóm sống” tiêm kích tàng hình.

7 siêu vũ khí có thể giúp Ấn Độ lật ngược thế cờ, áp đảo Trung Quốc nếu xung đột - Ảnh 1.
Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: MW

S-400 vốn dĩ đã là một hệ thống đáng gờm. Sức mạnh của nó càng tăng lên khi Nga bắt đầu xuất khẩu các tên lửa mới 40N6E trong năm 2018, với tầm bắn hơn 400km. Tên lửa này không chỉ được tán dương bởi tầm bắn mà còn vì nó có khả năng tấn công mục tiêu xa ở độ cao cực thấp, vượt qua các hạn chế gây ra bởi độ cong Trái Đất.

Triển khai S-400 với tên lửa 40N6E sẽ cho phép lực lượng vũ trang Ấn Độ tấn công các máy bay nằm sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc và cản trở đáng kể các nỗ lực hậu cần của nước này. Mặc dù Trung Quốc cũng có S-400 nhưng số lượng của họ ít hơn Ấn Độ và hiện tại, chúng không được triển khai ở Bộ chỉ huy chiến trường phía Tây để đối phó New Delhi.

Tiêm kích Su-30MKI

Su-30MKI được xem là mẫu chiến đấu cơ mạnh nhất ở Nam Á, vượt trội các tiêm kích MiG-29UGB và Rafale của ấn Độ, cũng như mẫu F-16C của Pakistan. Hiện Ấn Độ đang có 250 chiếc máy bay loại này trong biên chế.

Mặc dù có năng lực ấn tượng nhưng Su-30MKI đang dần bị “vượt mặt” bởi các thiết kế hạng nặng mới như Su-35 hay J-16 và sắp tới là J-11D của Trung Quốc.

7 siêu vũ khí có thể giúp Ấn Độ lật ngược thế cờ, áp đảo Trung Quốc nếu xung đột - Ảnh 2.
Tiêm kích Su-30MKI. Ảnh: MW

Để duy trì không đoàn Su-30MKI đủ khả năng đối phó với các mối đe dọa tiên tiến, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang tiến hành nâng cấp các máy bay này lên chuẩn thế hệ 4 ++.

Có thông tin radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) trên tiêm kích thế hệ 5 Su-57 có thể được tích hợp vào tiêm kích hạng nặng thế hệ 4 với một số điều chỉnh, điều này thực sự sẽ mang lại một cuộc cách mạng giúp nâng cao đáng kể năng lực tác chiến của Su-30MKI.

Mẫu radar này sẽ giúp Su-30MKI phát hiện máy bay đối phương ở khoảng cách xa hơn và cho phép nó tương thích với một số loại tên lửa mới như R-37M [có tầm bắn cao hơn gấp 3 lần loại tên lửa R-77 và R-27 được sử dụng hiện nay].

Su-57 và MiG-35

Mặc dù các loại tiêm kích thế hệ 4 mà Ấn Độ đang đầu tư [như Su-30MKI và MiG-29UPG] có sức mạnh đáng gờm nhưng Trung Quốc đang triển khai một thế hệ máy bay tiền tuyến mới với những công nghệ hiện đại, khiến các chiến đấu cơ thế hệ cũ của Ấn Độ đứng trước bất lợi ngày càng lớn trong cuộc xung đột tiềm tàng.

7 siêu vũ khí có thể giúp Ấn Độ lật ngược thế cờ, áp đảo Trung Quốc nếu xung đột - Ảnh 3.
Tiêm kích MiG-35 và Su-57. Ảnh: MW

Trong tương lai, việc thay thế dần các tiêm kích MiG-29 và Su-30MKI bằng các thiết kế thế hệ mới của Nga, như MiG-35 và Su-57, có thể chứng minh là giải pháp mang lại hiệu quả chi phí cao về lâu dài và sẽ giúp Ấn Độ nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc.

MiG-35 tích hợp radar AESA mạnh mẽ, tương thích với nhiều loại vũ khí tầm xa. Mặc dù thiếu vắng các tên lửa không-đối-không dẫn đường bằng radar AESA như PL-15, nhưng tên lửa R-37M của MiG-35 có tốc độ và tầm bắn vượt hơn đáng kể so với tên lửa Trung Quốc.

Trong khi đó, Su-57 đặc biệt vượt trội về khả năng tấn công. Là mẫu tiêm kích tàng hình duy nhất được thiết kế để triển khai tên lửa đạn đạo siêu vượt âm, Su-57 có thể tạo ra mối đe dọa lớn đối với các sân bay của Trung Quốc trên khắp mặt trận phía tây, trong khi radar AESA và các cảm biến độc đáo của nó sẽ giúp tăng khả năng nhận thức tình huống cao hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu hiện tại của Ấn Độ.

Biến thể siêu vượt âm của tên lửa BrahMos

Sau thành công của tên lửa hành trình phóng từ trên không BrahMos, có thông tin Nga và Ấn Độ đang hợp tác phát triển ít nhất 2 mẫu tên lửa mới có thể tấn công các mục tiêu ở tốc độ siêu vượt âm.

7 siêu vũ khí có thể giúp Ấn Độ lật ngược thế cờ, áp đảo Trung Quốc nếu xung đột - Ảnh 4.
Tên lửa BrahMos. Ảnh: Defence Talk

Tên lửa đầu tiên sẽ có thiết kế tương tự tên lửa hành trình, có thể đảm đương vài trò chống tàu và tấn công mục tiêu mặt đất tầm xa, tạo ra thách thức lớn hơn cho các hệ thống phòng không như HQ-9B của Trung Quốc.

Loại thứ hai dự kiến là tên lửa siêu vượt âm không-đối-không tầm siêu xa. Khác với tên lửa Astra hay PL-15, tên lửa mới này sẽ được thiết kế để vô hiệu hóa các máy bay hỗ trợ của đối phương, như máy bay cảnh báo sớm và tiếp dầu.

Xe tăng T-14 Armata và T-90M

Quân đội Ấn Độ đang là khách hàng hàng đầu của các xe tăng Nga, với hơn 2.500 xe tăng T-72 và họ còn có kế hoạch triển khai xấp xỉ 2.000 xe tăng T-90MS.

7 siêu vũ khí có thể giúp Ấn Độ lật ngược thế cờ, áp đảo Trung Quốc nếu xung đột - Ảnh 5.
Xe tăng T-14 Armata. Ảnh: MW

Mặc dù vượt trội so với các xe tăng cũ của Trung Quốc và Pakistan nhưng T-90MS lại gặp bất lợi trước mẫu Type 99A mà Trung Quốc mới trang bị. Trong khi đó, chương trình xe tăng nội địa Arjun lại bị trì hoãn và không đạt được khả năng hoạt động như mong đợi.

Vũ khí thuê từ Nga thành “sát thủ thầm lặng” của Ấn Độ: Chế ngự mọi mối đe dọa từ kẻ gây hấn

Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đối với mẫu xe tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga. Đây là mẫu xe tăng tích hợp nhiều công nghệ mới, trang bị nhiều loại đạn hiện đại để có thể thực hiện nhiều vai trò như xuyên boong-ke cho tới tấn công các máy bay bay thấp.

Bên cạnh đó, Nga gần đây đã bắt đầu triển khai xe tăng T-90M, là phiên bản nâng cấp của các mẫu T-90 đời cũ. Nó tích hợp một số công nghệ mới được phát triển cho T-14 như lớp giáp phản ứng nổ Relikt.

T-90M và T-14 đều đang đứng ở thứ hạng cao trong bảng xếp hạng xe tăng thế giới.

Ngọc Minh/TQ

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều