Thái Lan đàn áp người biểu tình vì “dám đòi” minh bạch tài sản của Vua Vajiralongkorn
6.000 cảnh sát Thái Lan được triển khai tại Cục Hoàng gia Thái Lan để ngăn biểu tình phản đối Vua Vajiralongkorn kiểm soát nguồn tài chính khổng lồ. Cảnh sát Thái Lan thông báo người biểu tình không được phép tiến vào khu vực trong phạm vi 150 mét xung quanh Cục Tài sản Hoàng gia Thái Lan, cơ quan từng quản lý khối tài sản lớn của Hoàng gia Thái Lan.
Piya Tavichai, phó cảnh sát trưởng thủ đô Bangkok, cho biết gần 6.000 sĩ quan sẽ chia làm hai nhóm riêng biệt. “Tùy vào cách hành xử của người biểu tình, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp”, Tavichai nói.
Người biểu tình Thái Lan đã lên hoạch tổ chức biểu tình lớn tại Cục Hoàng gia Thái Lan để phản đối việc Vua Maha Vajiralongkorn nắm quyền quản lý cá nhân với khối tài sản được định giá hàng chục tỷ USD. Họ cũng cho biết sẽ tiếp tục biểu tình thêm 7 ngày sau đó. Nhóm biểu tình FreeYouth hôm nay cũng đăng lên Twitter thông báo sẽ xuống đường vào ngày mai để “đòi lại tài sản thuộc về người dân”.
Để kiềm chế các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tháng, Thái Lan đã khôi phục một đạo luật ngăn cấm việc chỉ trích gia đình vương thất vốn gây tranh cãi. Một số nhà hoạt động đã bị triệu tập sẽ phải đối mặt với các cáo buộc theo luật lèse-majesté (tội khi quân) có mức án lên đến 15 năm tù cho mỗi tội danh. Đây là lần đầu tiên trong hơn hai năm nay, những cáo buộc như vậy đã được khởi kiện.
Được biết, Thái Lan, bất kỳ người dân nào cũng biết xúc phạm hoàng gia, đặc biệt là Quốc vương, là một trọng tội phải trả giá bằng những hình phạt nghiêm khắc, đó là tội “khi quân phạm thượng”. Tuy nhiên điều đó không thể ngăn chặn dòng người biểu tình. Hàng chục ngàn người đã xuống đường phố Bangkok tuần hành, mang theo các yêu sách đòi cải tổ hiến pháp, bầu cử sớm và quan trọng hơn: “hạn chế quyền lực của vua Maha Vajiralongkorn” (hay còn gọi là Rama X).Các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo đòi thay đổi chế độ quân chủ kéo dài trong nhiều tháng đã làm rung chuyển Thái Lan.
“Đất nước không thuộc về một ai mà là của tất cả chúng ta,” một trong những người đứng đầu cuộc biểu tình, Parit “Penguin” Chiwarak, tuyên bố trước khi tấm bia được đặt xuống. “Đả đảo phong kiến, nhân dân muôn năm”. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1932 người Thái dám đánh thẳng vào Hoàng Gia, năm đó người Xiêm La đã đánh đổ chế độ phong kiến kiểu quân chủ chuyên chế (Trung ương tập quyền) sang chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ đại nghị.
Nguyên nhân chính của việc này thực chất là do nhà vua Thái Lan ăn chơi trác táng, thâu tóm quân đội, mở rộng quyền lực của mình. Vua của một nước nhưng không làm gương cho nhân dân, trụy lạc, đến một con chó cũng được phong làm “Đại tướng quân”, bao nhiêu tướng lĩnh quân đội phải cúi đầu gập mình chào “thủ trưởng chó”. Viễn cảnh một đất nước phải sống dưới chế độ phong kiến, đầy rẫy bất công khi mà quyền hành của nhà vua ngày càng tăng, tha hồ hưởng lạc ở trời tây và rất ít khi sống ở Thái Lan để trị vì đất nước, đã làm cho nhân dân Thái bất mãn.
T.H