+
Aa
-
like
comment

5 lý do để tin vào quyết định của 17 vị thẩm phán trong HĐXX vụ án Hồ Duy Hải

08/05/2020 19:04

Hội đồng thẩm phán thống nhất quan điểm rằng Hồ Duy Hải không bị ép cung, mớm cung, lời khai tổng cung phù hợp với chứng cứ khác như lời khai của các nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nên xác định bị cáo phạm tội “Giết người, cướp tài sản” và mức án cũ là đúng người đúng tội.

Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật với Hồ Duy Hải.

Sau phán quyết cuối cùng này, có lẽ sẽ rất nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, có thể tin vào quyết định của 17 vị trong Hội đồng thẩm phán xét xử vụ Hồ Duy Hải bởi các lý do:

Một là,  17 vị thẩm phán đều là những người có nghiệp vụ và kinh nghiệm.

Hai là, họ được tiếp cận đầy đủ thông tin nhất.

Ba là, họ không có bất cứ động cơ gì phải làm sai lệch vụ án.

Bốn là, họ là những người lớn tuổi, có con (có thể có cả cháu), họ không sung sướng gì khi phải ký vào giấy để tước đi mạng sống của một người chỉ bằng tuổi con mình nếu anh ta không có tội. Tin rằng ở lương tâm và trách nhiệm mỗi cá nhân.

Năm là, bất cứ người dân nào biết đến vụ án Hồ Duy Hải đều mong muốn môt kết quả công bằng, chính xác với hành vi giết 2 cô gái trẻ một cách man rợ.  Kẻ thủ ác phải bị đền tội.

16h55 chiều ngày 8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán cho rằng ở những thời điểm quan trọng, Hồ Duy Hải luôn nhận tội. Lời nhận tội của bị cáo đã được các cơ quan tiến hành tố tụng từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm và các đoàn liên ngành thẩm định, đánh giá.

Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm kết án Hồ Duy Hải về tội cướp tài sản, giết người là có căn cứ, không oan. Xử phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản là đúng pháp luật.

Dù quá trình điều tra, xét xử có một số thiếu sót nhưng việc này không làm thay đổi bản chất vụ án. Do vậy không cần thiết phải huỷ các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND Tối cao.

Cũng theo Hội đồng thẩm phán, sau khi xét xử phúc thẩm, Hồ Duy Hải không có đơn đề nghị xem xét giảm bản án hình sự phúc thẩm theo trình tự giám đốc thẩm, chỉ có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình.

Theo quy định của BLTTHS, bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước.

Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.

Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao đã có quyết định không kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải và có tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt án tử hình. Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước đã có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.

Văn phòng Chủ tịch nước sau đó có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước, đề nghị Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải.

Pháp luật TTHS quy định các quyết định TTHS chỉ được thay thế, huỷ bỏ bằng một quyết định TTHS khác của cấp có thẩm quyền chứ không thể thay thế bằng một văn bản hành chính.

Trong khi quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực pháp luật, Viện trưởng VKSND Tối cao lại có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm là vi phạm pháp luật TTHS, không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung thông báo của Văn phòng Chủ tịch nước là bảo đảm đúng quy định của pháp luật tại công văn nói trên.

Cũng theo Hội đồng thẩm phán, BLTTHS không quy định thủ tục tố tụng trong trường hợp Chủ tịch nước đã có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt án tử hình thì các cơ quan tố tụng không được phép thực hiện các hành vi tố tụng khác trừ quy định về thi hành án.

Vì các lẽ trên, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Theo FB Bùi Hoàng Tám 

Bài mới
Đọc nhiều