+
Aa
-
like
comment

5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam

11/05/2021 19:51

 

Theo bảng xếp hạng của Military.Wikia, khu vực Đông Nam Á có tới 6 quốc gia thuộc top 50 nước sở hữu hạm đội tàu chiến mạnh nhất thế giới.

5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam
5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam

Theo dữ liệu do chuyên trang quân sự Military.Wikia thống kê, khu vực Đông Nam Á có tới 6 quốc gia thuộc top 50 nước sở hữu hạm đội tàu chiến mạnh nhất thế giới, gồm: Indonesia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Cũng theo Military.Wikia, top 50 trên được đánh giá dựa trên số lượng tàu chiến có trong biên chế (vẫn đang hoạt động) và quy mô lực lượng hải quân của các nước trên thế giới. Trong bảng danh sách trên khu vực Đông Nam Á còn thiếu một số quốc gia có sở hữu lực lượng hải quân như Myanmar, Brunei, Lào và Campuchia.

Indonesia – Cường quốc gia hải quân số 1 Đông Nam Á

Dựa trên dữ liệu của Military.Wikia, Indonesia là quốc gia sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á và đứng thứ 14 thế giới với 109 tàu chiến các loại.

Việc Indonesia phát triển mạnh lực lượng hải quân phần nhiều là do yếu tố địa lý khi quốc gia này sở hữu tới 13.487 hòn đảo. Với đặc điểm địa lý như vậy, họ phải có hải quân mạnh, đông, hiện đại nhằm bảo vệ bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế.

5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam - Ảnh 1.

Tàu ngầm tấn công diesel – điện KRI Nanggala “402” của Hải quân Indonesia. Ảnh: CNA.

Hải quân Indonesia có quân số thường trực lên tới 74.000 binh sĩ chiếm gần 1/3 quân số Quân đội Indonesia (233.000 quân).

Các mẫu tàu chiến của Indonesia chủ yếu đến từ Hà Lan, Đức, Mỹ và Hàn Quốc. Những năm gần đây Jakasta cũng chú trọng vào việc tự đóng mới các mẫu tàu chiến hiện đại dựa trên công nghệ mua từ nước ngoài.

Các mẫu tàu chiến chủ lực của Hải quân Indonesia hiện tại có thể kể tới như các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Nagapasa (lớp Jang Bogo), Cakra ( lớp Type 209/1300); các khinh hạm mang tên lửa lớp Martadinata (SIGMA 10.514), Ahmad Yani (Van Speijk); các tàu hộ vệ tên lửa Diponegoro (SIGMA 9113), Bung Tomo và Fatahillah.

Hải quân Singapore – “Nhỏ mà có võ”

Đứng vị trí thứ hai trong danh sách của của Military.Wikia là Singapore với 38 tàu chiến các loại, trong đó có nhiều mẫu tàu chiến hiện đại.

Hải quân Singapore tuy còn khá non trẻ so với các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á (thành lập tháng 4/1975) và quy mô cũng khá khiêm tốn tuy nhiên đây lại là lực lượng có trang bị hiện đại hàng đầu khu vực.

Trong đó, khinh hạm Formidable được đánh giá là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á. Formidable được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, đây có thể coi là một trong những tàu chiến có khả năng tàng hình cao nhất thế giới hiện nay.

5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam - Ảnh 3.

Tàu RSS Supreme “73”, một trong 6 tàu khinh hạm Formidable của Hải quân Singapore. Ảnh: seaforces.org.

Hải quân Singapore còn trang bị một số tàu hộ tống, tàu tên lửa nhỏ như: 6 tàu hộ tống tên lửa lớp Victory do Đức sản xuất; 12 chiếc tàu tuần tra cao tốc lớp Fearless do hãng ST Engineering Singapore chế tạo.

Singapore cũng sở hữu lực lượng tàu ngầm có “số má” ở Đông Nam Á với 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện gồm: 4 chiếc lớp Challenger và 2 chiếc lớp Archer đều do Thụy Điển chế tạo.

Thái Lan – lực lượng hải quân “già nhất” Đông Nam Á

Dựa trên các dữ liệu chính thức, Hải quân Hoàng gia Thái Lan được xem là lực lượng hải quân “già” nhất ở Đông Nam Á với 131 năm hoạt động kể từ năm 1887.

Hiện tại Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang có biên đội tàu chiến khoảng 45 chiếc với quân số đi kèm gần 70.000 người, trong đó có khoảng 18.000 Thủy quân Lục chiến. Thái Lan cũng là quốc gia Đông Nam Á duy nhất sở hữu tàu sân bay.

5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam - Ảnh 4.

Tàu sân bay Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Ảnh: defenseimagery.

Ngoài tàu sân bay Chakri Naruebet, lớp tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Hoàng gia Thái Lan hiện nay là Khinh hạm lớp Bhumibol Adulyadej (Hàn Quốc); ngoài ra còn có các khinh hạm Naresuan và Chao Phraya.

Về nhóm tàu hộ vệ, Thái Lan có trong biên chế 7 chiếc với các tàu lớp Ratanakosin, Khamronsin và Tapi.

Dù thuộc top 5 quốc gia hải quân mạnh nhất Đông Nam Á thế nhưng Thái Lan lại không có trong biên chế bất cứ tàu ngầm tấn công nào. Bangkok từng có ý định mua một số tàu ngầm tấn công Type S26T từ Trung Quốc nhưng kế hoạch này đang bị tạm hoãn.

Hải quân Nhân dân Việt Nam

Theo bảng xếp hạng của Military.Wikia, Việt Nam sở hữu lực lượng hải quân đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á với 52 tàu chiến các loại.

Trải qua 56 năm, Hải quân nhân dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trở thành quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại với đầy đủ các thành phần lực lượng vững mạnh, sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới.

5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam - Ảnh 5.

Biên đội gồm 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong một đợt diễn tập gần đây. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.

Nổi bật nhất trong lực lượng tàu chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện tại có thể kể đến 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo; 4 tàu hộ vệ mang tên lửa Gepard 3.9; 8 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya và các tàu hộ vệ săn ngầm Pohang, Petya.

Hải quân Hoàng gia Malaysia

Đứng ngay sau Việt Nam trên bảng xếp hạng của Military.Wikia là Hải quân Hoàng gia Malaysia với hạm đội gồm 47 tàu chiến các loại.

Về quy mô Hải quân Hoàng gia Malaysia có quân số khoảng 16.000 người, sở hữu nhiều tàu chiến hiện đại trong số đó có thể kể tới các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpéne; 6 khinh hạm mang tên lửa lớp Maharaja, Lekiu; các tàu hộ vệ tên lửa Kasturi, Laksamana và các tàu tuần tra xa bờ Kedah.

5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam - Ảnh 7.

KD Tunku Abdul Rahman, một trong hai tàu ngầm tấn công Scorpéne của Hải quân Hoàng gia Malaysia. Ảnh: Mak Hon Keong.

Hiện tại Malaysia đang xây dựng chương trình hiện đại hóa lực lượng hải quân đầy tham vọng khi sẵn sàng thay thế toàn bộ 50 tàu chiến và tàu ngầm đang có trong biên chế.

Trong những thập niên tới, Hải quân Malaysia dự kiến mua sắm khoảng 118 tàu tuần duyên (LMS), một số tàu tuần duyên chiến đấu thông thường (LCS), 3 tàu hộ tống đa chức năng mới (MRSS) và 2 tàu ngầm lớp Scorpéne.

Philippines quyết hiện đại hóa hải quân “yếu nhất” Đông Nam Á

Đứng cuối danh sách của Military.Wikia là Hải quân Philippines, Manila hiện tại đang sở hữu hạm đội tàu chiến gồm 53 chiếc, hầu hết trong số đó đều đã lỗi thời.

5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam - Ảnh 8.

Khinh hạm lớp Jose Rizal, mẫu tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Philippines hiện tại. Ảnh: Rawad Madanat.

Việc Military.Wikia đánh giá Hải quân Philippines đứng trên cả Myanmar là dựa trên nhiều yếu tố khác bởi nếu xét về số lượng tàu chiến lẫn sức chiến đấu thì Naypyidaw hoàn vượt trội hơn.

Hầu hết các tàu chiến chủ lực của Hải quân Philippines hiện tại đều là các tàu tuần tra cỡ nhỏ và không có khả năng hoạt động xa bờ. Trong khi đó số tàu hộ vệ của nước này chỉ vỏn vẹn 5 chiếc và tất cả đều là tàu đã qua sử dụng được nước này mua lại hoặc viện trợ từ Mỹ và Hàn Quốc.

Trong khi đó Hải quân Philippines lại đầu tư khá mạnh cho lực lượng thủy quân lục chiến có quân số khoảng 7.500 binh sĩ trên tổng số 25.370 người có trong biên chế hải quân nước này.

Philippines cũng nuôi tham vọng hiện đại hóa lực lượng hải quân nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh trên biển, quyết tâm của Manila thể hiện qua việc mua các khinh hạm lớp Jose Rizal từ Hàn Quốc hay tàu đổ bộ lớp Tarlac từ Indonesia.

Hải quân Myanmar, hiện tượng “lạ” ở Đông Nam Á

Chỉ trong khoảng 10 năm, Hải quân Myanmar từ lực lượng vô danh ở Đông Nam Á đã khiến cả khu vực ngỡ ngàng về tốc độ phát triển của mình gồm cả số lượng và chất lượng.

Việc Myanmar mua tàu ngầm Kilo mang tên INS Sindhuvir (S55) từ Hải quân Ấn Độ mới đây đã minh chứng cho quyết tâm “thay máu” lực lượng hải quân của Naypyidaw

Trước đó, Hải quân Myanmar không được đánh giá cao ở khu vực về cả vai trò trong hoạt động gìn giữ an ninh quốc gia và số lượng tàu bè các loại. Sự thay đổi trang bị trong Hải quân Myanmar suốt 60 năm không quá mạnh mẽ, họ đa phần mua lại những tàu tuần tra nhỏ từ Mỹ, Australia, Singapore và cả Trung Quốc.

Tuy nhiên, mọi chuyện dần thay đổi từ năm 2010 sau khi Hải quân Myanmar lần lượt cho ra mắt hàng loạt tàu chiến thế hệ mới do nước này tự đóng như các khinh hạm Aung Zeya, Kyan Sittha; tàu hộ vệ mang tên lửa Anawratha và các tàu tấn công nhanh mang theo tên lửa chống hạm.

5 lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á: Bất ngờ trước thứ bậc của Việt Nam - Ảnh 10.

UMS King Sin Phyu Shin (F14), một tàu thuộc lớp khinh hạm Kyan Sittha do Myanmar tự đóng. Ảnh: Indian Navy.

Nhìn chung, nếu xếp vào năng lực của hải quân và công nghiệp quốc phòng phục vụ chế tạo các loại tàu chiến thì Myanmar rõ ràng xứng đáng với vị trí top đầu khu vực Đông Nam Á với những thành tựu đáng nể của mình.

Thảo Nguyên

Bài mới
Đọc nhiều