5 kịch bản Iran ‘báo thù’ vào thời điểm chuyển giao quyền lực ở Mỹ
Iran được cho là sẽ đáp trả Mỹ vào đúng thời điểm chuyển giao quyền lực ở Washington để “báo thù” hàng loạt các hành động của Mỹ nhằm vào Tehran thời gian qua.
Iran đã trải qua một năm đầy “khó nhọc” với Mỹ kể từ sau cái chết của tướng Soleimani, nhân vật này được Iran coi là “anh hung chống Mỹ” của Iran, ông là người đã lãnh đạo các hành động quân sự của Iran ở nước ngoài trong nhiều năm.
Mặc dù Tổng thống Trump nhiều lần giải thích rằng, việc lựa chọn ông Soleimani là đối tượng cần phải tiêu diệt hàng đầu trong “danh sách cần thanh trừng” của Mỹ nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến tranh leo thang, cũng là “giết một người để cứu nhiều người”, tuy nhiên, tính chất vụ việc này lại đặc biệt nghiêm trọng.
Khi Mỹ và Iran chưa lâm vào tình trạng chiến tranh, việc công khai ám sát các chỉ huy cấp cao của phía bên kia không chỉ phá vỡ luật chơi mà còn tạo ra tiền lệ xấu. Theo Chương trình An ninh Trung Đông của Trung tâm An ninh Mỹ Mới, Mỹ đã hành động liều lĩnh trong một năm qua, và Iran nhiều khả năng sẽ có biện pháp đáp trả trong những ngày tới.
Soleimani là một trong những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của Iran, trong một năm qua, Iran đã phản ứng một cách kiềm chế, cố gắng giành được sự ủng hộ từ các bên và phá vỡ sự cô lập ngoại giao của Mỹ.
Tuy nhiên, điều này không tạo ra được bất kỳ sự cải thiện nào, câu hỏi quan trọng nhất hiện nay là Iran sẽ phản ứng như thế nào. Các hành động của Iraq trong vài tháng qua và lịch sử lâu dài của nước này cho thấy nước này có thể không muốn trả đũa.
Ngược lại, Iraq sẽ cẩn thận và kiên nhẫn chọn một phương pháp mà Iraq tin là hiệu quả, cố gắng tránh một cuộc chiến toàn diện với Mỹ. Tuy nhiên, diễn biến những ngày qua cho thấy nguy cơ phán đoán sai vẫn rất cao. Nguy cơ xung đột Mỹ – Iran vẫn tồn tại, sẽ có một số kịch bản trong những ngày tới như sau:
Thứ nhất, Mỹ ít nhất phải chuẩn bị cho một cuộc xung đột với lực lượng dân quân Shiite của Iraq. Lực lượng này sẽ là những “đặc vụ” nhạy bén nhất của Iran và một trong những chỉ huy hàng đầu của lực lượng này là Abu Mahdi al- Muhandis cũng bị ám sát cùng với Soleimani, vì vậy Iran sử dụng lực lượng dân quân Shiite là phương án khả dĩ nhất.
Không chỉ dân quân Shiite, người dân Iraq cũng sẽ tận dụng quá trình chuyển giao quyền lực ở Mỹ để tăng cường phản đối, buộc Mỹ rút quân khỏi đất nước này. Nhiều người Iraq không ưa Mỹ hay Iran, họ chỉ muốn khôi phục đất nước như ban đầu và sợ rơi vào vòng xoáy của cuộc xung đột Mỹ-Iran.
Với những người này, họ phải gây sức ép với chính phủ Iraq nếu không muốn đất nước mình trở thành bãi chiến trường. Nguy hiểm hơn nữa là nếu Mỹ buộc phải rời Iraq, những nỗ lực chống IS trước đây của Washington sẽ bị giáng một đòn nặng nề. Mặc dù “thành trì IS” ở Trung Đông gần như đã bị tiêu diệt, nhưng vẫn có các hoạt động ngầm, một khi lực lượng Mỹ rút đi, IS sẽ lợi dụng tình hình hỗn loạn để âm thầm đưa lực lượng từ Bắc Phi trở về.
Thứ hai, lực lượng Hezbollah có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Iran và tấn công các mục tiêu của Mỹ ở Lebanon ngay khi ông Trump vừa hết nhiệm kỳ. Ngay cả khi Iran quyết định tránh leo thang ở Lebanon, các “điệp viên” Hezbollah phân bố khắp Trung Đông nhiều khả năng cũng sẽ tấn công các mục tiêu của Mỹ đang hoạt động ở các nước khác.
Thứ ba, Iran cũng có thể sử dụng tên lửa tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở Saudi Arabia và UAE hoặc vào các cơ sở dầu khí ở Vùng Vịnh. Thời gian qua, Iran đã nhiều lần chứng tỏ thành công của mình trong việc sử dụng tên lửa tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở toàn bộ khu vực Trung Đông.
Thứ tư, đẩy nhanh tốc độ chương trình hạt nhân cũng là một trong những biện pháp đối phó của Iran.
Mới đây nhất, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA cho biết, ngày 1/1/2021, Iran đã gửi thư thông báo với IAEA về dự định làm giàu uranium lên tới 20% tại nhà máy ngầm Fordow, chiểu theo một luật mà Quốc hội Iran thông qua mới đây. Đây là một bước quan trọng hướng tới sản xuất uranium cấp độ vũ khí.
Thứ năm, phản ứng khiêu khích nhất mà Iran có thể thực hiện là tiến hành một cuộc tấn công khủng bố trực tiếp vào lãnh thổ Mỹ trong thời gian Mỹ chuyển giao quyền lực tới đây. Khả năng này rất thấp nhưng vẫn không thể loại trừ.
Lần cuối cùng Iran cố gắng thực hiện một cuộc tấn công vào Mỹ là vào năm 2011, khi nỗ lực cho nổ một nhà hàng để ám sát Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ.
Những nỗ lực tương tự của Iran vào năm 2019 ở Đan Mạch và Pháp cũng đã bị cản trở. Vì vậy, mặc dù Iran có thể cố gắng phát động một cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ, nhưng điều này cần phải có đủ may mắn mới có thể thành công.
Đức Trí