+
Aa
-
like
comment

400 tỷ con châu chấu sắp trở thành đại kiếp của Trung Quốc

Đặng Trường - 19/02/2020 11:34

Khi dịch cúm Covid-19 vẫn đang là một cơn ác mộng bao trùm lên toàn bộ Trung Quốc thì đất nước này có thể sẽ phải đối mặt với nạn châu chấu lớn nhất lịch sử. Số lượng đàn lên đến 400 tỷ con và sẽ tăng gấp 500 lần nếu không kiểm soát được trước tháng 6 này.

Trung Quốc vẫn đang gồng mình chống chọi dịch cúm Corona chưa xong thì lại sắp sửa đối mặt với nạn dịch châu chấu lớn nhất lịch sử.

Theo thông tin được biết, dịch châu chấu sa mạc đang tấn công khu vực phía nam Ethiopia thuộc miền đông châu Phi và một phần của Kenya với số lượng châu chấu được xem là lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Hai quốc gia láng giềng Paskitan và Ấn Độ đang bị đàn châu chấu tấn công, chỉ còn cách Trung Quốc một bước.

Nạn châu chấu tồi tệ nhất trong 70 năm qua ở Kenya, trong khi đó Somalia và Ethiopia là hai quốc gia trong suốt 25 năm chưa từng bị phá hoại trước dịch châu chấu.

Trong quá khứ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đã từng có ghi chép về nạn dịch châu chấu sa mạc nên không thể loại trừ loài côn trùng này sẽ có mặt và tàn phá nền nông nghiệp Trung Quốc.

Trong những tháng vừa qua, chính phủ Trung Quốc vừa trải qua dịch tả lợn Châu phi làm người dân điêu đứng thì nay đang kiệt sức, phải gồng mình với đại dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra cùng dịch cúm gà H5N6. Nếu mắc thêm nạn châu chấu này thì nền nông nghiệp phía nam Trung Quốc có lẽ sẽ chết hẳn.

Châu chấu là loài có khả năng sinh trưởng khủng khiếp, nhiều tài liệu cho thấy, châu chấu sa mạc là loài châu chấu hung dữ nhất, cũng là một trong những loài châu chấu có sức phá hoại mạnh nhất trên thế giới. Nó có thể sống từ 3 đến 6 tháng, mỗi con châu chấu cái có thể đẻ 300 trứng mỗi năm, mỗi năm có thể sinh sôi ra 2-5 thế hệ châu chấu, tốc độ sinh sôi vô cùng nhanh.

Châu chấu có thể phá nàn mùa mang của nông dân Trung Quốc khiến đất nước lâm vào tình cảnh khủng hoảng lương thực trầm trọng.

Các chuyên gia Trung Quốc nói rằng không thể xem thường nạn châu chấu này, cần chú ý đến hướng di chuyển của châu chấu từ Ấn Độ và xem xét liệu có thể xuất hiện nguồn côn trùng bản địa mới hay không. “Sự xuất hiện của dịch châu chấu có liên quan mật thiết đến tập tính sinh học của bản thân loài gây hại này cũng như môi trường sinh thái và khí hậu địa phương. Châu chấu có khả năng sinh sản rất mạnh, một khi phát sinh dịch thì mật độ châu chấu sẽ tăng cao bất thường, làm thành một đàn hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ con châu chấu gây hại đang bay. Khả năng di chuyển của chúng rất mạnh, lại thêm đặc tính ăn phức tạp do đó gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch”.

Điều đáng chú ý là, do sự phát triển nhanh chóng của việc đô thị hóa nông thôn ở Trung Quốc, một số vùng đất bị bỏ hoang và quản lý môi trường lỏng lẻo đã dẫn đến cỏ dại mọc um tùm, trở thành nơi sinh sống lý tưởng cho châu chấu. Đây chính là nguy cơ của dịch châu chấu ở Trung Quốc.

Hiện nay, dịch châu chấu đã khiến nền công nghiệp của Somalia và Ethiopia bị đình trệ hoàn toàn, hàng triệu sinh mệnh đang gặp phải mối đe dọa chưa từng có. Nếu đàn châu chấu tiếp tục di cư qua Trung Quốc và chính quyền không có được giải pháp ngăn chặn, khống chế nạn dịch châu chấu hiệu quả thì đất nước tỷ dân này nguy cơ lớn sẽ phải đối diện với một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng. Và đây cũng sẽ là đòn tiếp theo giáng xuống Trung Quốc (sau đại dịch Covid-19) khiến tình hình kinh tế nước này ngày một tồi tệ hơn.

Hồi cuối tháng 1/2020, Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước Đông Phi ngay lập tức có các biện pháp ngăn chặn dịch châu chấu đang tàn phá mùa màng đe dọa an ninh lương thực của những quốc gia luôn trong tình trạng nghèo đói. Các chuyên gia dự báo khả năng Trung Quốc sẽ là nạn nhân tiếp theo của dịch châu chấu lớn nhất lịch sử này.

Trong lịch sử Trung Quốc chưa từng có ghi chép nạn dịch châu chấu sa mạc. Nguyên nhân được cho là châu chấu không thể vượt qua được vùng núi lạnh giá để vào đến Trung Quốc. Những năm qua, Trung Quốc chỉ bị tấn công bởi các loài Châu chấu Đông Nam Á, Châu chấu châu Á và Châu chấu Tây Tạng. Chỉ cá biệt ở tỉnh Vân Nam hồi năm ngoái đã xuất hiện kỷ lục về nạn Châu chấu sa mạc hoành hành và nhóm này tiếp tục di chuyển theo hướng đông đến Myanmar, không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà còn có các nước Đông Nam Á.

Đặng Trường (TH)

Bài mới
Đọc nhiều