+
Aa
-
like
comment

400 tàu chiến Trung Quốc dàn trận vẫn “không có cửa” thắng Mỹ?

29/03/2021 10:45

Ưu thế về sức mạnh hải quân khi so sánh giữa hai lực lượng Mỹ và Trung Quốc sẽ nghiêng về bên nào có các tàu chiến vượt trội hơn về công nghệ tiên tiến.

400 tàu chiến Trung Quốc dàn trận vẫn "không có cửa" thắng Mỹ: Tại sao?

Nếu như Trung Quốc thành công với kế hoạch tăng gấp đôi hạm đội tàu khu trục từ 20 chiếc lên 40 chiếc chỉ trong vòng 5 năm tới, nhiều người có thể sẽ rất ngạc nhiên với tốc độ bổ sung tàu chiến của nước này.

Tuy nhiên, song song với đó, không ít người sẽ tự chất vấn về chất lượng thực sự của những con tàu này. Liệu chúng có thực sự tốt khi Trung Quốc sản xuất tàu chiến cứ như “gà đẻ trứng”?!

Theo một báo cáo gần đây của Quốc hội Mỹ, Hải quân Trung Quốc (PLAN) hiện đang sở hữu ít nhất 360 tàu chiến, tức đã vượt con số 297 tàu của Hải quân Mỹ.

Cụ thể, trong Báo cáo công tháng 5/2020 có tựa đề “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Những hàm ý đặt ra với năng lực của Hải quân Mỹ”, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết đến năm 2025 PLAN sẽ có tới 400 tàu chiến và từ 3 – 4 tàu sân bay.

Thế nhưng, liệu số lượng tuyệt đối này có ý nghĩa gì khi so sánh với giá trị của các vũ khí chính xác, cảm biến tầm xa, hoạt động của máy bay không người lái hay các hệ thống chỉ huy và điều khiển tiên tiến?

400 tàu chiến Trung Quốc dàn trận vẫn không có cửa thắng Mỹ: Tại sao? - Ảnh 1.
Tàu khu trục hạng nặng Type 055 của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: MW

Suy cho cùng, theo chuyên gia Kris Osborn – biên tập viên quốc phòng của Tạp chí Mỹ The National Interest, công nghệ vẫn là thành tố quan trọng nhất.

Việc kết hợp các cảm biến tầm xa, vũ khí dẫn đường chính xác, vũ khí laser và hệ thống tác chiến điện tử cùng với một mạng lưới đa miền vững chắc và hệ thống phòng thủ tích hợp trên tàu sẽ có ý nghĩa hơn nhiều so với số lượng tàu tuyệt đối.

Hãy tưởng tượng nếu các tàu khu trục của Mỹ trang bị vũ khí tầm xa hơn, radar nhạy hơn, tên lửa hành trình cơ động tốt hơn và lại có khả năng phát hiện kẻ thù từ ngoài đường chân trời trước khi chúng bị đối phương phát hiện thì sẽ thế nào?

Nếu Hải quân Mỹ có thể làm điều đó thì rõ ràng họ hoàn toàn có khả năng giành được lợi thế quân sự áp đảo dù chỉ với số lượng tàu ít hơn.

Do đó, ưu thế về hải quân khi so sánh giữa hai lực lượng Mỹ và Trung Quốc sẽ nghiêng về bên nào có các tàu chiến vượt trội hơn về tầm hoạt động, độ chính xác của các cảm biến, khả năng phòng thủ của tàu và khả năng tấn công của các tên lửa tầm xa.

Từ góc độ phân tích này, liệu các tàu khu trục kiểu mới của Trung Quốc, phần nào đó có khả năng tàng hình, như khu trục hạm Type 055 và Type 052 có thực sự bộc lộ mối đe dọa với các tàu khu trục Mỹ như USS Zumwalt hoặc DDG 51 Flight III?

Theo một bản tin trên tờ The Diplomat, các tàu khu trục Type 055 mới của Trung Quốc được trang bị hệ thống phòng thủ tầm cực gần H/PJ-11 30mm 11 ống phóng, giống như DDG 51 của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, trên thực tế, ưu thế vượt trội đã được thiết lập từ rất lâu trước khi xuất hiện bất kỳ mối đe dọa nào đủ gần và ở khả năng phát hiện mối đe dọa từ xa cũng như các phương tiện đánh chặn và phòng thủ được huy động để tiêu diệt chúng.

Tú Anh

Bài mới
Đọc nhiều