+
Aa
-
like
comment

4 vị Tướng cúi đầu bên giường một Trung tá

02/01/2021 05:01

Trái ngược với nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc tổ chức đấu thầu bán vàng miếng cùng những mục đích rất rõ ràng trong nhiệm vụ quản lý thị trường vàng của mình, việc một số cơ quan truyền thông bắt tay cùng vài “chuyên gia vàng” đã cố ý dẫn dắt dư luận hiểu sai về mục đích của việc tổ chức đấu thầu, từ đó nhằm gây áp lực lên chính sách tiền tệ và công tác quản lý thị trường vàng của Nhà nước.

Nỗ lực bình ổn thị trường vàng của NHNN

Ngày 15/4, NHNN đã hoàn tất các bước chuẩn bị cho việc tổ chức đấu thầu vàng miếng nhằm gia tăng nguồn cung vàng cho thị trường. Đánh dấu sự trở lại của việc tổ chức đấu thầu vàng miếng sau 11 năm.

Thông tin chi tiết về quy trình đấu thầu được lãnh đạo NHNN chi tiết, bao gồm việc thông báo trước 1 ngày trước ngày đấu thầu. Sau khi công bố giá sàn, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ điền vào đơn thầu. Thời gian cho việc quyết định khối lượng và giá mua là 30 phút. Một giờ sau khi kết thúc thời gian nộp thầu, NHNN sẽ công bố kết quả. Các doanh nghiệp cần đặt cọc để tham gia đấu thầu, hạn chót là 17 giờ vào ngày nhận thông báo về thầu.

NHNN đã rất nỗ lực cho việc tổ chức đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường.

Hiện có 26 đơn vị đã đăng ký tham gia đấu thầu với NHNN, bao gồm cả ngân hàng thương mại và doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong số này, khoảng 15 đơn vị được xác định đủ điều kiện tham gia đấu thầu. Loại vàng được đưa ra đấu thầu là vàng miếng SJC.

Theo một Phó Tổng giám đốc ngân hàng, việc NHNN sử dụng vàng từ kho dự trữ ngoại hối để tăng cung cấp và ổn định thị trường mà không cần phải nhập khẩu vàng là điều hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh tỷ giá tăng và dự trữ ngoại hối hạn chế.

Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 28/3/2013. Trong năm 2013, NHNN tổ chức 76 phiên đấu thầu bán vàng miếng, với tổng khối lượng trúng thầu là 1.819.900 lượng trên tổng số 1.932.000 lượng chào thầu. Khi đó, giá vàng SJC vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 4,2 triệu đồng/lượng.

Ngày 15/4, giá vàng miếng SJC trong nước vượt qua mốc 85 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới vượt quá 2.358 USD/ounce. Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng trong nước tăng lên mức cao chưa từng có là hơn 3 triệu đồng/lượng, tạo ra rủi ro lớn cho người mua. Với giá bán ra hiện tại, vàng miếng SJC vẫn cao hơn giá thế giới gần 14 triệu đồng/lượng. Việc NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại được hy vọng sẽ giúp giảm dần chênh lệch giá giữa thị trường trong nước và thế giới.

Thế nhưng, việc các phiên đấu thầu vàng bị hủy do thiếu đơn vị tham gia đấu thầu cũng như tỷ lệ trúng thầu thấp so với tổng khối lượng vàng chào thầu khiến dư luận có nhiều hoài nghi. Bên cạnh đó, việc khá nhiều các trang thông tin truyền thông đưa thông tin theo hướng thiếu chính xác khiến dư luận hiểu sai về mục đích của việc tổ chức đấu thầu vàng miếng thời gian qua.

Bình ổn thị trường, không bình ổn giá

Trước hết, cần phải quán triệt một quan điểm mà phần lớn dư luận, được dẫn dắt bởi một số kênh truyền thông cũng như các chuyên gia vàng cố tình hướng lái, đó là, NHNN đấu thầu bán vàng miếng là để điều tiết, bình ổn thị trường vàng hoạt động lành mạnh đúng theo nhu cầu của thị trường, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt không bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào trên thị trường.

Đấu thầu vàng miếng là để tăng nguồn cung cho thị trường.

Khi thị trường đang thiếu cung, NHNN sẽ cung cấp; và khi nhu cầu tăng, giá sẽ tăng theo. Mục đích của việc tổ chức đấu thầu vàng là để ổn định thị trường, không phải để ổn định giá vàng. Lợi ích của Nhà nước phải được đặt lên hàng đầu. Trước đây, khi Nhà nước không tham gia vào việc ổn định thị trường, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng đã làm giá để hưởng lợi. Nhưng từ khi Nhà nước tham gia thị trường, những lợi ích này (nếu có) của các nhà đầu cơ sẽ không còn nữa, mà sẽ được nộp lại cho ngân sách Nhà nước.

Trên thực tế, mặc dù mức giá sàn bán vàng miếng của NHNN cao hơn giá niêm yết trên thị trường, nhưng vẫn có tổ chức tham gia đấu thầu và trúng thầu. Điều này cho thấy mức giá sàn bán vàng của NHNN được xác định dựa trên nhiều yếu tố, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và nhiều yêu cầu về quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước, vì vàng miếng mà NHNN bán là tài sản của Nhà nước.

Nếu NHNN bán với giá thấp, điều đầu tiên là tài sản của Nhà nước sẽ thất thoát. Thứ hai, việc bán với giá thấp để giảm chênh lệch giá sẽ có ai được lợi? Tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn cần cân bằng lại trạng thái vàng trước ngày 1/6. Nếu NHNN bán với giá thấp, TCTD sẽ tất toán trạng thái, bù lại lượng vàng đã bán ra trước đó. Như vậy, NHNN sẽ sử dụng dự trữ ngoại hối để bù lỗ cho các TCTD đóng trạng thái, tạo ra tình huống lợi ích nhóm. Thứ ba, NHNN khẳng định câu trả lời ngoài mong muốn của những thành phần chúng ta gọi là đầu cơ về ý đồ tung vàng ra bán, chờ NHNN chào bán giá thấp hơn để “vợt” lại hàng, trục lợi.

NHNN đưa ra mức giá sàn, nếu không có ai mua và nhu cầu của thị trường chỉ chấp nhận giá thấp hơn, NHNN sẽ giảm giá. Quy định đấu thầu có quy định rõ, Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng với cơ chế chào giá tham chiếu. Trong trường hợp không có TCTD hoặc DN chấp nhận giá, NHNN sẽ tổ chức các phiên đấu thầu tiếp theo, chào giá tham chiếu thấp hơn cho đến khi thị trường chấp nhận.

NHNN là người bán buôn, các TCTD và DN là người bán lẻ. Nếu người mua thấy không có lãi với giá đó, NHNN sẽ giảm giá và thị trường sẽ dần giảm giá. NHNN sẽ cung cấp tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường. Hiện nay, NHNN có quyền độc quyền nhập khẩu vàng, và bán được bao nhiêu, sẽ nhập bấy nhiêu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của quốc gia và không gây ra biến động cho thị trường.

Từ lẽ đó, trước một số quan điểm cho rằng việc tổ chức đấu thầu bán vàng miếng của NHNN là không hiệu quả, cũng như một phần dư luận bị thất vọng vì giá vàng miếng bán lẻ không hạ nhiệt ngay, thì cần nhắc lại rằng, NHNN đấu thầu bán vàng miếng là để điều tiết, bình ổn thị trường vàng hoạt động lành mạnh đúng theo nhu cầu của thị trường, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt không bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào trên thị trường. Khi cung – cầu vàng gặp nhau, giá vàng sẽ được kéo xuống. NHNN là người kiến tạo thị trường và tham gia thị trường để bình ổn thị trường, chứ không phải để bao cấp.

Thành An

Bài mới
Đọc nhiều