+
Aa
-
like
comment

Liệu Covid – 19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu?

Han Cao - 01/04/2020 17:58

Trong tình hình hiện tại các dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dần xuất hiện. Tất cả phụ thuộc vào khả năng ứng phó của chính phủ các nước trên toàn thế giới.

Dịch bệnh gây ra gián đoạn, gãy chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng đến hầu hết các ngành công nghiệp, sản xuất và dịch vụ. Vậy kịch bản tiếp theo của một cuộc khủng hoàng kinh tế quy mô toàn cầu sẽ như nào ?

Thứ nhất, giả sử mọi hoạt động chống dịch hiệu quả và tình hình khả quan vào cuối mùa thu năm 2020. Các quốc gia hỗ trợ lẫn nhau chia sẻ kinh nghiệm, vật tư chống dịch bệnh. Niềm tin dần trở lại, sức khỏe công đồng được bảo vệ. Các công ty nhà xưởng, dịch vụ trở lại hoạt động, chuỗi cung ứng được nối lại. Người dân dần trở lại đời sống sinh hoạt, lao động và sản xuất. Tuy có chút thay đổi về hành vi tiêu dùng và tâm lý e ngại nhưng nền kinh tế khởi sắc vào đầu năm 2021.

Chúng ta gần như mặc định năm 2020 sẽ không có một sự tăng trưởng nào đối với các doanh nghiệp cũng như các nền kinh tế trên thế giới, nếu không muốn nói là “suy thoái”. Kịch bản thứ nhất là viễn cảnh mộng mơ nhất mà chúng ta có thể mơ về. Thật khó khi cuộc khủng hoảng kinh tế khôi phục trong thời gian ngắn như vậy, vì quy luật của các cuộc khủng hoảng trước đây thương kéo dài trong khoảng 1-2 năm.

Thứ hai, viễn cảnh thứ hai có vẻ xám xịt hơn viễn cảnh đầu tiên, dịch bệnh sẽ được khống chế vào cuối năm nay. Nhưng không kiểm soát triệt để vì chưa có vắc – xin đặc hiệu để phòng bệnh. Cuộc chiến chống dịch bệnh vẫn tiếp tục, các vùng an toàn được kiểm soát, các điểm có nguy cơ lây lan được áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nghiêm ngặt. Người dân bắt đầu quay trở lại đời sống sinh hoạt, hành vi tiêu dùng mua bán có nhiều thay đổi, họ e dè hơn, họ tính toán nhiều hơn vì vẫn còn tâm lý bất an không biết dịch bệnh có thể quay lại bất cứ lúc nào.

Nhưng dù sao con người đã quay lại làm việc, đi lại, sinh hoat nên chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được khôi phục. Khôi phục một cách từ từ đến cuối năm 2021. Có thể mất thêm cả năm 2021 để nền kinh tế thế giới quay lại như trước. Vì khủng hoảng dịch bệnh càng kéo dài thì sự hồi phục các lâu.

Thứ ba, viễn cảnh thứ ba giống một cuộc khủng hoảng tài chính hơn là sự suy thoái kinh tế. Đơn giản nền kinh tế toàn cầu hiện nay vận hành theo hệ thống tài chính khổng lồ do Mỹ đứng đầu.

Khi khủng hoảng tài chính diễn ra một lượng lớn tiền sẽ bốc hơi, các doanh nghiệp lớn nối tiếp nhau phá sản hoặc sáp nhập lại để cầm chừng, duy trì qua cơn bão khủng hoảng tài chính. Chuỗi cung ứng bị tê liệt và hư hại nặng cần có một thời gian để khôi phục, người dân có những thay đổi lớn trong hành vi mua sắm tiêu dùng.

Các chương trình kích cầu kinh tế được chính phủ các nước đưa ra nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính. Hệ quả có thể là lạm phát, tăng trần nợ công, chiến tranh tiền tệ giữa các đồng tiền lớn. Khi đó tình hình sẽ phức tạp và cần nhiều thời gian hơn để kinh tế thế giới hồi phục. Có thể sau khi hồi phục trật tự thế giới sẽ có chút thay đổi.

Nguyên nhân ban đầu là do khủng hoảng dịch bệnh dẫn đến khủng hoảng tài chính thế giới, nếu dịch bệnh không được kiểm soát tâm lý bất an, hạn chế đi lại tiêu dùng thì kinh tế càng lâu khôi phục. Các quốc gia lo sợ, hạn chế giao thương thị trường ảm đạm, thời gian suy thoái kéo dài và khôi phục càng lâu hơn.

Cập nhật mới nhất ngày 31-3-2020 Ủy ban Thị trường Mở Hoa Kỳ (thuộc cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) lần đầu tiên cung cấp tiện ích “Repo Facility” nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các Ngân hàng Trung ương trên thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế giao dịch với Fed của Mỹ. Ủy ban Thị trường Mở Liên Bang của Hoa Kỳ có nhiệm vụ hoạch định chính sách tiền tệ, tăng cơ hội việc làm và ổn định giá cả bằng các công cụ kích cầu.

Repo Facility tạo cho các Ngân hàng trung ương trên thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế có thể giao dịch ký kết hợp đồng mua bán và cam kết mua bán lại kỳ hàn với Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ lấy USD. Sau khi có USD các ngân hàng trung ương trên thế giới cung cấp cho các tổ chức tài chính mà họ nắm giữ để ổn định.

Nói một cách tổng quan, Fed đang thể hiện vai trò ông chủ tài chính trực tiếp “bơm tiền” cho các thành viên của mình (các ngân hàng trung ương khác trên thế giới) để đảm bảo cho một cuộc khủng hoảng tài chính không diễn ra ngay. Hoạt động này của Mỹ sẽ góp phần làm thanh khoản đồng đô la trên toàn cầu.

Các động thái của Mỹ càng chứng tỏ một cuộc khủng hoảng tài chính đang có nguy cơ xảy ra. Nếu không họ chẳng cần phải kích hoạt các công cụ nhằm ổn định tính thanh khoản của đồng USD.

Với những người lạc quan nhất luôn mong kịch bản đầu tiên sẽ đến và nhanh chóng đi qua. Nhưng dù là kịch bản nào thì chúng ta đang phải đối mặt với dịch bệnh toàn cầu và tình hình chung trong thời gian tới sẽ rất khó khăn cho những nền kinh tế phụ thuộc. Hãy chờ xem những diễn biến tiếp theo vì chúng ta đang ở trong giai đoạn đầy tính lịch sử.

Han Cao

Bài mới
Đọc nhiều