+
Aa
-
like
comment

28 tỉnh, thành phố nào phải tiếp tục thực hiện “giãn cách xã hội” đến 22/4 phòng Covid-19?

16/04/2020 20:14

Ngoài 12 tỉnh, thành có nguy cơ cao thì 16 tỉnh có nguy cơ cũng được Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 đến hết 22/4 và sẽ điều chỉnh tùy diễn biến dịch Covid-19.

Ngày 16/4, thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15/4 về phòng, chống dịch Covid-19 nêu rõ, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

Cụ thể, nhóm địa phương có nguy cơ cao gồm 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh.

28 tỉnh, thành phố nào phải tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến 22/4 phòng Covid-19? - Ảnh 1.
Sài Gòn đông đúc trong những ngày cuối của đợt cách ly toàn xã hội 14 ngày. Ảnh: Hải Long.

Các địa phương này tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng đến ngày 22 hoặc 30/4/2020 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh trên địa bàn.

Thực hiện chưa nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng, 6 chủ tịch cấp huyện bị phê bình

Đồng thời quan tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xây dựng hạ tầng, bảo đảm lưu thông hàng hóa.

Nhóm địa phương có nguy cơ gồm 16 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hà Giang.

Các địa phương này cần thực hiện nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị số 16 đến hết ngày 22/4 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22/4 tùy diễn biến dịch bệnh.

Tại cuộc họp hôm qua (15/4) của Thường trực Chính phủ, tỉnh Hà Giang vẫn còn ở nhóm các tỉnh có nguy cơ thấp, nhưng hôm nay tỉnh này đã phát hiện 1 ca dương tính với Covid-19 nên Hà Giang đã được xếp vào nhóm các địa phương có nguy cơ.

Nhóm có nguy cơ thấp gồm 35 tỉnh còn lại. Yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Thủ tướng giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng trên địa bàn của mình một cách phù hợp theo các cấp độ: yêu cầu, hạn chế, khuyến cáo đối với các hoạt động của 3 nhóm tỉnh, thành phố là: ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu, mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ, việc vận chuyển hành khách bằng các phương tiện công cộng, việc tập trung đông người.

Bên cạnh đó, quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ tại các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng chống dịch; tập trung xử lý triệt để các ổ dịch đã phát hiện.

Hội nghị diên hồng Bí thư Thành ủy Hà Nội với cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô trước bối cảnh dịch Covid -19 Cây ATM gạo miễn phí ở Hà Nội: “Mỗi ngày bớt đi mấy chục nghìn tiền gạo cũng đỡ 1 khoản lo” Các tỉnh không bị kéo dài cách ly xã hội không được làm gì và được làm gì?

Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn của các địa phương chịu trách nhiệm:

Quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, có thể áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo quy mô cấp xã hoặc cấp huyện tuỳ thuộc nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn; quyết định việc tổ chức ĐH Đảng các cấp và các sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn trên cơ sở bảo đảm đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.

Thủ tướng giao các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, không nới lỏng chỉnh sách hạn chế nhập cảnh đến ngày 30/4.

Kiểm soát chặt người nhập cảnh, tạm dừng cấp visa nhập cảnh với người nước ngoài cả đường bộ, đường không, đường thuỷ (trừ trường hợp ngoại giao, công vụ, chuyên gia, công nhân kỹ thuật cao, nhà đầu tư quốc tế).

PV/TQ

Bài mới
Đọc nhiều