+
Aa
-
like
comment

CẬP NHẬT BÃO SỐ 9: Bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp, hàng loạt nhà sập, tốc mái

27/10/2020 16:12

Lúc 13h ngày 28-10, tâm bão Trong chiều nay, gió mạnh sẽ dịch dần lên khu vực phía Bắc, trong đó, có Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế với cấp độ 8 – 10, giật cấp 12. 9 trên đất liền Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất cấp 10-11 (90-115km/h), giật cấp 13.

Tại đảo Lý Sơn gió mạnh cấp 10, giật cấp 13, tại Hoài Hải (Bình Định) gió mạnh cấp 5, giật cấp 8, tại An Khê (Gia Lai) có gió cấp 7, giật cấp 10, tại Duy Hải (Quảng Nam) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10, Hoài Nhơn (Bình Định) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9…

  • 16h05

    Bão số 9 gây thiệt hại nhiều nơi ở Quảng Nam

    Theo báo Quảng Nam, báo cáo nhanh từ các địa phương lúc 13h chiều nay cho thấy, bão số 9 đã gây nhiều thiệt hại, tốc mái nhiều nhà dân, công sở, trường học, khách sạn.

    Ảnh: báo Quảng Nam
    Ảnh: báo Quảng Nam

    Tại Phước Sơn, gió bão đã làm bị thương 3 người về người (hiện đang được điều trị). Ngoài ra, có 14 nhà dân, 1 nhà công vụ xã bị tốc mái, sạt lở vùi lấp 13 nhà, sạt lở gây tắc nhiều điểm trên tuyến ĐH, ĐX và QL14E.

    Hiện Quốc lộ 1 đoạn qua Bình Tú (Thăng Bình) cây ngã ra đường rất nhiều. Công an tỉnh đang triển khai lực lượng đi thông tuyến.

    Tại Tam Kỳ, hiện vẫn chưa thể thống kê được tình hình thiệt hại. Qua thông tin từ người dân, đến thời điểm này các vùng biển Tam Thanh, các vùng sát sông ở Tam Phú, Tam Thăng thiệt hại rất nặng, nhà ở hầu như bị tốc mái tôn, chưa có thiệt hại về người, do đã chủ động di dời về đến nơi an toàn.

    Tại Phú Ninh, bà Nguyễn Thị Lệ Lài – Chủ tịch UBND xã Tam Đàn (Phú Ninh) cho biết, gió mạnh làm đổ cây cổ thụ, bay ngói ở điểm tránh trú bão tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Đặc biệt, gió lớn làm tốc mái tôn nhà ăn khiến cho việc tổ chức bữa ăn chiều cho 120 người dân và lực lượng phòng chống bão gặp nhiều khó khăn.

    Tại Núi Thành, các xã dọc theo QL1 nhiều nhà dân tốc mái, đổ sập, nhiều vị trí dây điện đứt, sà thấp xuống mặt đường. Cùng với đó cây cối ven đường trốc gốc đổ đè chắn các làn đường QL1 ở nhiều vị trí.

    Ảnh: báo Quảng Nam
    Ảnh: báo Quảng Nam
    Ảnh: Đ.Đạo/báo Quảng Nam
    Nhà dân ở TP Tam Kỳ tốc mái. Ảnh: báo Quảng Nam

  • 15h55

    Cả gia đình thoát chết trong gang tấc

    “Khoảng 15h, gió rất to, tôi đưa vợ và 2 con chạy ra khỏi nhà. Chúng tôi may mắn thoát chết trong gang tấc khi mái nhà bị gió cuốn bay ngay sau đó”, anh Hồ Văn Mừng, thôn Hòa Lợi, xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, chia sẻ với PV.

  • 9h04

    Quy Nhơn, bão chưa tới cây cối đã tan hoang

    Từ 11h đêm 27-10 gió bắt đầu quật mạnh ở khu vực TP. Quy Nhơn (Bình Định). Thực tế bão chưa đổ bộ vào đất liền và cấp gió hiện đang ở mức 8-9 (tuỳ thời điểm) nhưng khắp thành phố cây cối đã ngã đổ rất nhiều.

    Ngư dân quay lại vùng bờ biển di dời tài sản – Ảnh: M.VINH
    Người dân tự ý ra đường dù đã có lệnh cấm – Ảnh: M.VINH

    Một số ngư dân lo sợ thuyền hư hại đã liều lĩnh ra khu vực đầm Thị Nại để gia cố tàu thuyền. Nhiều người dân bất chấp gió lớn ra đường dù cho đêm 27-10, UBND tỉnh Bình Định đã có lệnh cấm ra đường cho đến khi có quyết định mới được ban hành.

    Ghi nhận của PV, ngoài các 2 thuyền gặp nạn ngoài khơi trên đường về bờ tránh bão thì tất cả thuyền đánh cá thuộc khu vực Quy Nhơn đã neo đậu vào khu vực chịu được gió lớn.

    Cây đổ nhiều ở Quy Nhơn – Ảnh: M.VINH

    Lúc 8h30, ngày 28-10, ông Hồ Quốc Dũng – bí thư kiêm chủ tịch UBND tỉnh Bình Định – cho biết: đến thời điểm này, thống kê cho thấy Bình Định không có thiệt hại về người, chỉ có một số cây cối ngã đổ dọc đường tại TP Quy Nhơn và các huyện, thị xã.

    Ngoài ra, một số nhà dân ở vùng ven biển bị tốc mái.

    Người dân được nhân viên y tế kiểm tranh tình hình sức khỏe và phát thuốc – Ảnh: LÂM THIÊN

    Ngoài ra, Hải quân vùng 4 báo về hiện tại có thêm 1 tàu chết máy trên biển thuộc vùng nguy hiểm đang trôi tự do. Lực lượng chức năng vẫn chưa nắm được có bao nhiêu thuyền viên trên tàu, đang cố gắng liên lạc và tìm cách hỗ trợ.

    Một số tàu thuyền đang trú bão tại cảng Đề Gi và cảng Quy Nhơn bị đứt neo. Theo ông Dũng, ưu tiên số một của lực lượng chức năng và địa phương là cứu người.

    Tại các điểm trú bão, địa phương phải cử y bác sĩ, đến chăm sóc sức khỏe cho các cụ già, trẻ em phòng có việc đau ốm xảy ra để đảm bảo sức khỏe cho bà con.
    Tuy nhiên ông yêu cầu tất cả các lực lượng không được chủ quan. Trường hợp 2 tàu cá Bình Định bị đắm trên biển đã khiến 26 ngư dân mất tích là thiệt hại rất nặng nề.

  • 20h35

    Phú Yên: Xe bọc thép, trực thăng sẵn sàng ứng phó bão số 9

    Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên đã điều xe bọc thép sẵn sàng ứng phó khi bão số 9 đổ bộ. Trung đoàn Trực thăng 915 cũng điều trực thăng Mi-8 sẵn sàng ứng cứu các khu vực xung yếu.

    Chiều 27/10, thượng tướng Trần Quang Phương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 9 tại tỉnh Phú Yên .

    Thiếu tướng Hứa Văn Tưởng, Phó Tư lệnh quân khu 5, cho biết để ứng phó với bão số 9, đơn vị đã lập Sở Chỉ huy tiền phương tại tỉnh Phú Yên.

    “Bộ chỉ huy đã chuẩn bị sẵn sàng về người và phương tiện để ứng phó với tình huống xấu nhất. Xe bọc thép cũng đã chuẩn bị để kịp ứng phó những nơi bị thiệt hại nếu bão số 9 đổ bộ”, đại tá Phan Anh Khoa, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội tỉnh Phú Yên nói.

    Theo đại tá Khoa, từ chiều 26/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh cùng các địa phương tuyên truyền người dân gia cố lồng bè, di dời đến nơi an toàn trước 16h ngày 27/10.

    Còn đại tá Lại Công Hoan, Phó hiệu trưởng Trường Sỹ quan Không Quân (đóng tại Nha Trang, Khánh Hòa), cho biết Trung đoàn Trực thăng 915 đóng tại TP Tuy Hòa đã khảo sát và chọn được 16 điểm cất, hạ cánh.

    Các máy bay trực thăng Mi-8 đã sẵn sàng để thực hiện việc phục vụ công tác kiểm tra, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trước, trong và sau bão số 9

    Đại tá Lại Công Hoan

  • 20h45

    Dừng tất cả các chuyến bay tại 4 sân bay từ 18h tối nay

    Tối 27/10, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục QLĐB III (Tổng Cục đường bộ VN) cho biết, trước diễn biến phức tạp của bão số 9, vào 19h tối cùng ngày, đoạn tuyến Km18+540 QL14G qua địa phận Hòa Vang (Đà Nẵng) được đóng đường, để đảm bảo an toàn lưu thông, phòng chống đá rơi.

    Đồng thời, lực lượng chức năng tiến hành hạ hệ thống khung cọc thép chữ H để gia cố, chống sạt lở taluy dương và ngăn không cho tảng đá lớn tại đây có nguy cơ sạt trượt, gây hư hại tuyến QL14G. Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, từ 18 giờ ngày 27/10, Cục Hàng không Việt Nam đã có quyết định sẽ dừng khai thác tất cả các hoạt động bay tại 4 sân bay gồm Chu Lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định), Đà Nẵng, Tuy Hòa (Phú Yên).

    Riêng, sân bay Pleiku (Gia Lai) sẽ tạm dừng khai thác từ 21 giờ ngày 27/10 đến 19 giờ ngày 28/10. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng cho biết đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 9.

    Tổng công ty đã cho tạm dừng các đoàn tàu khách Thống nhất trong hai ngày 27, 28/10 để đảm bảo an toàn vận tải hành khách. Cục Đường sắt VN cũng yêu cầu các đơn vị tập trung vật tư, thiết bị, nhân lực sẵn sàng khắc phục hậu quả mưa, lũ, đảm bảo giao thông thông suốt; đồng thời đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công.

  • 21h23

    Quảng Ngãi còn khoảng 4.000 người không chịu di dời

    Đến 20h30, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi, vẫn đang họp bàn tại trụ sở UBND xã Nghĩa An. Địa phương này còn 4.000 người dân không chịu di dời. Tại cuộc họp, các cơ quan chức năng cho biết vẫn đang vận động những người dân này đến nơi trú ẩn an toàn. Trường hợp cần thiết, phương án cưỡng chế số hộ dân này sẽ được triển khai nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi bão số 9 đổ bộ vào.

    Bà Vân vận động người dân ở xã Nghĩa An di dời (Ảnh: Đình Thức)

    Khoảng 21h, tại Đà Nẵng đã bắt đầu có mưa nhỏ, tuy nhiên, gió vẫn nhẹ. Đường phố Đà Nẵng vào thời điểm này hoàn toàn vắng bóng người theo yêu cầu của UBND TP Đà Nẵng.

  • 21h00

    Quảng Ngãi bắt đầu có mưa lớn

    Ghi nhận tại Quảng Ngãi, từ 17 giờ đến 20 giờ ngày 27/10, khu vực TP Quảng Ngãi mưa lớn kéo dài liên tục. Tại nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi đã xuất hiện những đợt gió mạnh, liên hồi.

    Tại huyện Lý Sơn, ông Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch UBND huyện, cho biết mưa lớn và gió bắt đầu mạnh lên từ lúc 18 giờ tối nay. “Đến thời điểm này, gió giật liên hồi, sóng biển cao 5-6m. Hiện UBND huyện Lý Sơn phát cảnh báo yêu cầu người dân không được ra khỏi nhà”, ông Việt nói.

  • 6h00

    Bão giảm xuống cấp 13, gió trên đất liền mạnh lên

    Theo VTV, 1h sáng nay, bão số 9 đã giảm xuống cấp 13. Trong đất liền gió đang mạnh dần lên, Bình Châu (Quảng Ngãi) cấp 8, Hoài Nhơn và An Nhơn cấp 5. DB gió mạnh trên đất liền ven biển Đà Nẵng – Bình Định cấp 11-12, giật 15. Khu vực đảo ven bờ có thể đạt cấp 13.

    Riêng tại huyện đảo Lý Sơn gió có lúc đã giật lên cấp 11. Để đối phó với bão số 9, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, tỉnh Quảng Ngãi đã túc trực thường xuyên 4 mũi công tác phản ứng nhanh nằm hẳn tại cơ sở để nắm bắt tình hình để có báo cáo cho trung tâm chỉ huy tiền phương của tỉnh và TW.

  • 0h10

    Một số chỉ số thể hiện bão bắt đầu giảm cấp

    Lúc 23h30, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cho biết, lúc 23h, cơn bão số 9 còn cách đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên 300 – 400km, cường độ vẫn ở cấp 14, giật cấp 17. Ông Năng nói, qua theo dõi các cấu trúc cơn bão trong những giờ qua đã có thể nhận thấy một số chỉ số thể hiện bão bắt đầu giảm cấp.

    Hiện nay, mức độ ảnh hưởng của bão thể hiện rõ nhất, tại khu vực đảo Lý Sơn đã ghi nhận được gió mạnh giật cuối cấp 10. Trên đất liền, tại khu vực Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên đã có mưa vừa, mưa to, với lượng mưa từ 20 – 50mm. Ngoài ra, tại khu vực Bình Định, Phú Yên đã ghi nhận gió mạnh cấp 6 – 7.

    Ảnh: TT Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương

    Về khả năng gây ra mưa, gió mạnh tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên của bão số 9, ông Năng cho hay, bão số 9 là cơn bão rất mạnh và khi vào đất liền vẫn duy trì cường độ rất cao. Khi bão di chuyển qua khu vực Tây Nguyên, theo đánh giá, bão vẫn duy trì cường độ cấp 7 – 8, giật đến cấp 10. Do đó, các tỉnh Bắc Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai cần hết sức chú ý, bởi gió mạnh, mưa lớn sẽ diễn ra.

    Tuy nhiên, nhiều khả năng cơn bão đi vào khu vực này sẽ ở buổi trưa, chiều nên việc chuẩn bị phòng chống, chủ động ứng phó vẫn còn.

  • 19h

    Tâm bão cách Phú Yên 315 km

    Vị trí tâm bão lúc 19 giờ ngày 27/10 cách Đà Nẵng khoảng 480km, cách Quảng Nam 425km, cách Quảng Ngãi 385km, cách Phú Yên 315km.

    Sức gió mạnh nhất: cấp 13 (từ 135-150km/h), giật cấp 16. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

  • 18h05

    Bão số 9 bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền
    Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa cho biết, vào 16 giờ chiều nay, ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 550km, cách Quảng Nam 490km, cách Quảng Ngãi 440km, cách Phú Yên 360km.

    Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17.

    Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 320km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão .

    Vị trí và đường đi của bão số 9. Ảnh: VNDMS

    Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần.

    Đến 16 giờ ngày 28-10, vị trí tâm bão ở 15,1 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định, Bắc Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

    Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

  • 20h05

    Hai tàu cá của Bình Định bị chìm, 26 ngư dân mất tích
    Chiều tối 27/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết đơn vị nhận được thông tin tàu cá BĐ 96388TS bị chìm trong khi chạy về vịnh Cam Ranh để tránh bão, trên tàu có 12 ngư dân.

    Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định xác minh thông tin cụ thể: tàu cá BĐ 96388TS hành nghề lưới vây, có 12 lao động, do ông Lê Vạn (trú tại Hoài Thanh, Hoài Nhơn, Bình Định) là chủ phương tiện, ủy quyền cho ông Lê Văn Minh (sinh năm 1976, trú tại Tam Quan Nam, Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng.

    Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

    Tàu cá BĐ 96388TS xuất bến ngày 5/10 tại Trạm kiểm soát Biên phòng Tam Quan.

    Khoảng 13 giờ ngày 27/10, tàu đang trên đường chạy vào Cam Ranh để tránh trú bão thì bị phá nước và chìm tại vị trí cách bờ biển Cam Ranh khoảng 130 hải lý về phía biển đông.

    Đến 13 giờ 30 ngày 27/10, tàu cá BĐ 98658 TS do ông Nguyễn Văn Toàn, trú tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định đã tiếp cận tàu bị nạn. Tuy nhiên, chưa tìm thấy 12 ngư dân trên tàu.

    Tàu còn lại mang số hiệu BĐ 97469 TS, trên tàu có 14 người cũng bị chìm, các thuyền viên bị nạn vẫn chưa tìm thấy. Hai tàu này bị chìm khi trên đường chạy trú bão.

    Theo thông tin từ Ban chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão tỉnh Bình Định, 2 tàu cá trên mất tích trên vùng biển tỉnh Khánh Hòa.

  • 17h

    Rút lực lượng cứu hộ khỏi Rào Trăng 3 vì bão số 9 diễn biến phức tạp
    Trong ngày 27/10, đội hình quân khuyển của lực lượng Biên phòng đã có mặt và tham gia làm nhiệm vụ tìm kiếm tại hiện trường.

    Khu vực tìm kiếm, cứu hộ thuộc thủy điện Rào Trăng 3 rất rộng lớn, địa hình đồi dốc thẳm, nguy hiểm, khối lượng đất đá sạt lở tại hiện trường lên đến hơn 2 triệu m3. Do đó, lực lượng tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi công, đào bóc, phá dỡ đất đá để tìm kiếm hơn 10 nạn nhân mất tích còn lại. Đến sáng 27/10, kết quả tìm kiếm vẫn chưa có thay đổi.

    Chó nghiệp vụ và lực lượng huấn luyện tìm kiếm nạn nhân mất tích tại hiện trường (Ảnh: Người lao động)

    Theo bà Trần Thị Hoài Trâm, Chánh văn phòng UBND tỉnh TT-Huế, trong điều kiện thời tiết không có mưa, lực lượng tìm kiếm vẫn tiếp tục nhiệm vụ tại Rào Trăng 3 cho đến trước 15h hôm nay, 27/10.

    Sau thời gian này, do ảnh hưởng của bão số 9, các mũi tìm kiếm thuộc công an, quân đội, dân sự phải rời khỏi Rào Trăng 3, chuyển về bên dưới để bảo đảm an toàn, bảo toàn lực lượng và chờ lệnh tiếp tục tìm kiếm trong những ngày tới, khi thời tiết ổn định trở lại.

  • 17h15

    Thừa Thiên – Huế: Quân đội, công an huy động 100% quân số ứng phó bão số 9
    Ngày 27/10, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ bộ đội thường trực thuộc các đơn vị quân đội trên địa bàn TT-Huế và trên 2.500 chiến sĩ dân quân đã được Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) huy động về các địa phương để cùng với người dân tập trung ứng phó với cơn bão số 9.

    Lực lượng quân đội thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TT-Huế được huy động 100% quân số tham gia giúp dân ứng phó bão số 9.

    Trước tình hình bão số 9 có thể gây ảnh hưởng lớn đến tỉnh TT-Huế, Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị trực thuộc đã nhanh chóng triển khai các phương án để sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến do bão gây ra.

    Trong ngày 27/10, Bộ CHQS tỉnh TT-Huế đã điều động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 6 về 2 huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà để giúp nhân dân phòng chống bão số 9.

    Ngoài ra, Ban CHQS 9 huyện, thị xã, thành phố Huế cũng đã triển khai 100% quân số khẩn trương cơ động về các địa phương để giúp nhân để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống do cơn bão số 9 gây ra.

  • 17h35

    Thủ tướng gửi công điện khẩn ứng phó với bão số 9
    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Công điện 1490/CĐ-TTg yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 9.

    Nội dung công điện như sau:

    Bão số 9 cùng với cơn bão Xangsane (2006) dự báo là một trong hai cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 20 năm gần đây có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến Trung bộ và Tây nguyên nước ta. Bão hiện đang di chuyển nhanh với sức gió cường độ cấp 13-14, giật cấp 17, sóng có nơi lên cao tới 6-8m, phạm vi ảnh hưởng rộng, đổ bộ vào thời điểm triều cường, vô cùng nguy hiểm. Sau bão là mưa to, rất to, Nam Nghệ An, Hà Tĩnh có thể lên tới 500-700mm.

    Đêm nay (ngày 27 tháng 10) và ngày mai bão sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến các địa phương ven biển miền Trung, nhất là tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên. Để ứng phó với bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

    1. Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt công tác ứng phó với bão theo Công điện số 1470/CĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo tiền phương, trong đó tập trung các nhiệm vụ sau:

    – Tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi tránh trú an toàn; yêu cầu chính quyền các địa phương phối hợp với lực lượng biên phòng, ngành thủy sản, ngành giao thông vận tải tiếp tục rà soát kỹ, không để sót tàu thuyền trong vùng nguy hiểm. Tổ chức neo đậu tàu thuyền an toàn; chủ động đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại tại nơi tránh trú.

    Bão số 9 đã mạnh lên cấp 14, giật cấp 17 trong những giờ qua.

    – Rà soát, chủ động sơ tán triệt để người dân ra khỏi những nơi nguy hiểm, không bảo đảm an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản trên biển, ven biển; trên tàu thuyền; trong các nhà không an toàn, các khu dân cư vùng thấp trũng ven biển, cửa sông, bãi ngang có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu hoặc tác động trực tiếp của sóng,….

    Tuyệt đối không để người ở lại trên lồng bè nuôi trồng thủy sản, trên tàu thuyền khi bão đổ bộ vào. Trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

    – Chằng chống, gia cố nhà cửa, kho tàng, trụ sở, trường học, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, triển khai phương án bảo vệ các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch để hạn chế thiệt hại do bão.

    – Chủ động khuyến cáo, hướng dẫn người dân hạn chế hoặc không ra đường trong đêm nay và ngày mai. Trường hợp cần thiết có thể cho nghỉ làm, nghỉ học. Kiểm soát giao thông, chủ động điều tiết giao thông, hạn chế các phương tiện từ các địa phương khác đi vào vùng tâm bão trong thời gian bão đổ bộ vào đất liền.

    – Triển khai các biện pháp phòng, chống mưa lũ trước, trong và sau bão, đặc biệt lưu ý bảo đảm an toàn hồ đập, ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu.

    – Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Thuận; các tỉnh khu vực Tây Nguyên trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về địa phương của mình. Yêu cầu giảm thiểu ở mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.

    2. Các Bộ: Quốc phòng, Công an và các địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, tập trung ứng phó, cứu hộ cứu nạn khi bão vào và sau khi bão kết thúc, nhất là những sự cố sạt lở đất, ngập lụt./.

  • 17h46

    7 tỉnh thành thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học tránh bão số 9
    Trước tình hình phức tạp của bão số 9, Sở Giáo dục và Đào tạo của 7 tỉnh thành đã có văn bản thông báo cho toàn bộ học sinh nghỉ học để phòng tránh bão, lũ.

    Cụ thể, 7 tỉnh thành hiện đã ra thông báo gồm: Khánh Hòa, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.

  • 18h10

    Phú Yên di dời khẩn cấp hơn 40.000 người tránh bão số 9
    Đến 17 giờ 30 phút chiều nay, Phú Yên đã di dời khẩn cấp hơn 40.000 người đến nơi an toàn để tránh cơn bão số 9, nhưng hiện vẫn còn hơn 700 người trên các lồng bè và trên tàu vận tải.

    Dùng cả xe cẩu để đưa tàu thuyền cho kịp lên bờ

    Trong đó, địa phương phải di dời nhiều nhất là thị xã Sông Cầu. Theo ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, đây là địa phương sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nếu cơn bão số 9 đổ bộ nên đã phải di dời hơn 9.300 hộ dân với hơn 37.000 người đến nơi an toàn.

    Thị xã Sông Cầu cũng đã đưa toàn bộ hơn 3.400 người trên 1.800 bè nuôi hải sản (nhiều nhất là nuôi tôm hùm) vào bờ. Dự kiến trong tối nay, nếu xảy ra mưa lớn, thủy điện xả lũ thì tỉnh Phú Yên sẽ phải tiếp tục di dời khẩn cấp thêm hơn 10.000 người dân ở vùng núi có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.

    Mây đen kịt trên bầu trời TP Tuy Hòa

    Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 700 người đang ngoài biển. Trong đó, có trên 500 người dân vẫn còn bám trụ trên các lồng bè nuôi hải sản ở Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. UBND huyện nay đã vận động và sẽ cưỡng chế vào bờ trong đêm nay.

  • 18h20

    Từ 20h hôm nay, Đà Nẵng cấm ra đường, toàn bộ lao động nghỉ làm ngày 28/10
    Trưa 27/10, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã có văn bản yêu cầu các cấp, ngành thành phố triển khai thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nhằm ứng phó với bão số 9.

    Theo đó, chính quyền thành phố yêu cầu người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 20h ngày 27/10 cho đến khi có thông báo của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố.

    Đồng thời, thành phố chỉ đạo tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao) nghỉ làm việc trong ngày 28/10 (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt).

    Tuyệt đối không để người ở lại trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, trên tàu, thuyền neo đậu, trong các lán trại công trình đang xây dựng bắt đầu từ 18h ngày 27/10.

  • 19h20

    Quảng Ngãi đã di dời gần 1000 người
    Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), cho biết, đã di dời gần 1.000 người dân ở các ngôi nhà yếu, có nguy cơ bị bão số 9 phá dỡ đến các nơi an toàn tại 6 điểm nhà tránh trú bão kiên cố của xã hoặc đến nhà người dân được làm bê tông cốt thép.

    Người dân đã được di dời đến nhà lưu trú xã Bình Châu (Ảnh: Đình Thức)

    Các căn nhà tránh trú bão của địa phương đều được trang bị đầy đủ các nhu yếu phẩm như nước uống, bếp đun nước, mì tôm…để bảo đảm cho bà con vào tránh trú bão.

    Ông Hải cho hay các tàu thuyền thuộc xã đều đã neo đậu tại các âu thuyền, cảng cá. Theo liên lạc qua đài Icom, xã nắm được thông tin 26 tàu cá của xã đang ngoài khơi nhưng ở ngoài khu vực ảnh hưởng của bão số 9 cũng đã tìm nơi tránh trú an toàn.

  • 20h25

    Đà Nẵng đã hoàn thành di dời hơn 30.000 người
    UBND TP Đà Nẵng cho biết đã hoàn thành việc di dời 32.628 người ở vùng thấp trũng, sống trên lồng bè đến nơi trú tránh an toàn. Những nơi trú tránh được bố trí chăn chiếu, thức ăn, nước uống đầy đủ.

    Phụ nữ và trẻ em ở nhà tránh trú bão thuộc phường An Khê, quận Thanh Khê (Ảnh: Đình Thức)
  • 22h10

    Gió rít liên hồi, mưa to ở Lý Sơn

    Lúc 22h tại huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã có gió bão cấp 8 – 9 giật cấp 10. Gió rít liên hồi kèm theo mưa to liên tục. Tại cuộc họp Ban chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9, ông Hoàng Đức Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục khí tượng thuỷ văn quốc gia, cho biết tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) khi bão đổ bộ gió có thể lên đến cấp 13 giật cấp 16.

    Tại Lý Sơn, chính quyền địa phương đã di dời 287 hộ dân với 1.200 nhân khẩu thuộc đảo Lớn và đảo Bé đi tránh bão.

  • 22h40

    Đà Nẵng dựng rào ngăn phương tiện lưu thông

    Tại Đà Nẵng, để đảm bảo người dân không ra đường, lực lượng chức năng đã triển khai lực lượng tại nhiều tuyến đường. Đặc biệt, ở các cây cầu, lực lượng chức năng đã dựng rào chắn ngăn người và phương tiện lưu thông qua lại nhằm đảm bảo an toàn. Đà Nẵng hiện đã có mưa, gió đang lớn dần.

    Lực lượng chức năng dựng rào chắn qua cầu Ngã Ba Huế (Ảnh: Đình Thức)
    Đường Tôn Đức Thắng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng lúc 22h30 hoàn toàn vắng bóng người và phương tiện qua lại (Ảnh: Đình Thức)

  • 23h05

    Đà Nẵng bắt đầu có gió và mưa lớn

    Lúc 22h50, Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 9 đặt tại Đà Nẵng phát đi bản tin thông báo cho biết hiện tâm bão đang cách đất liền Đà Nẵng khoảng 460km, cách Quảng Nam 400km, cách Quảng Ngãi 360km, cách Phú Yên 280km. Gió bão cấp 14, giật cấp 17.

    Tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đang có gió cấp 7, giật cấp 10, các nơi khác gió dưới cấp 6. Vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên có sóng và nước dâng từ 7,5 – 9,5m.

    Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 9 đã yêu cầu các đơn vị triển khai tìm kiếm cứu nạn 2 tàu bị chìm của Bình Định.

    Đặc biệt, Ban chỉ đạo đề nghị tỉnh Bình Định kiên quyết kêu gọi 92 tàu của Bình Định ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ngoài ra, các địa phương tổ chức quản lý thực hiện nghiêm lệnh cấm biển đã ban hành, bố trí phương tiện ứng trực tại khu vực bão đổ bộ để cứu hộ tàu khi có sự cố.

    Tại Đà Nẵng, tuyến đường Nguyễn Tất Thành, chạy dài ven biển Đà Nẵng, đã bắt đầu có gió to kèm theo mưa lớn. Ngoài đường hoàn toàn vắng bóng người qua lại.

  • 23h10

    Thời điểm có gió mạnh nhất sẽ từ sáng sớm mai

    Trao đổi với PV, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho hay, hiện bão số 9 đang ở cấp 14, giật cấp 17 và sẽ duy trì cường độ mạnh nhất trong vòng 2 – 3 giờ tới.

    Trong đêm nay khi bão số 9 áp sát các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên cường độ bão bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm của bão sẽ rất chậm, do đó, khi ảnh hưởng tới đến vùng ven biển, đất liền các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên trong sáng sớm, ngày mai thì cường độ bão còn ở cấp 12, 13 – cấp rất mạnh.

    Ông Năng nói thêm, hiện tại các tỉnh từ Đà Nẵng – Phú Yên đã có gió mạnh nhưng thời điểm có gió mạnh nhất trong bão sẽ từ sáng sớm mai, kéo dài đến trưa, chiều mai (28/10).

  • 23h20

    Quảng Ngãi đang có mưa lớn, gió giật cấp 10

    Ông Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), cho biết, đang có mưa lớn và gió bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10. Gió bão đã khiến nhiều cơ quan đơn vị, nhà dân bị tốc mái.

    Người dân Lý Sơn viết tên lên các tấm tôn để mong được nhận lại nếu bị gió bão thổi đi.
  • 23h50

    Phó Thủ tướng vẫn đang chủ trì cuộc họp ứng phó với bão

    Gần 0h ngày 28/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vẫn đang chủ trì cuộc họp của Ban chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 đặt tại Đà Nẵng. Lãnh đạo các tỉnh, thành liên tục báo cáo tình hình bão số 9 và việc di dời dân.

    Cuộc họp kết nối với các tỉnh thành (Ảnh: Đình Thức)
  • 0h20

    Lý Sơn gió giật cấp 10

    23h45, tại huyện đảo Lý Sơn đang có gió giật cấp 10 thì các địa phương khác như huyện Bình Sơn, Mộ Đức, TP Quảng Ngãi… đã bắt đầu có mưa lớn. Mưa kèm giớ rít từng cơn liên tục.

    Quảng Ngãi có mưa lớn (Ảnh: T.X)

    Một số người dân ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn đi ngoài đường lúc 23h30 bất chấp các cảnh báo của chính quyền địa phương.

  • 6h20

    Bản tin phát lúc 5h sáng 28-10 của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia:

    Do ảnh hưởng của bão số 9, tại Bình Châu (Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên đã có mưa to với lượng mưa phổ biến 70-150mm.

    Hồi 4h ngày 28-10, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.

    Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 280km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

    Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần.

    Trung tâm TP Đà Nẵng lúc 5h30 sáng nay. Ảnh: VOV.

    Đến 16h ngày 28-10, vị trí tâm bão ở trên khu vực Bắc Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

    Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

    Đến 4h ngày 29-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

    Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

    Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây và suy yếu thành một vùng áp thấp.

  • 6h25

    Bản tin phát lúc 6h15 sáng 28-10 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia:

    Lúc 6h sáng nay 28-10, vị trí tâm bão số 9 ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 110 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 240km, cách Quảng Nam 175km, cách Quảng Ngãi 140km và cách Phú Yên 190km.

    Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão là cấp 12-13 (115-150km/h), giật cấp 16.

    Do ảnh hưởng của bão số 9, lúc 6h sáng, tại Lý Sơn đã đo được gió mạnh cấp 9, giật cấp 11.

    Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 20-25km/giờ.

    Bản đồ cập nhật đường đi của bão số 9 – Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
  • 6h40

    Hội An gió thốc dữ dội từ biển

    Gió giật liên hồi từ biển Cửa Đại và duy trì khoảng cấp 6, cấp 7 tại Hội An sáng nay – Ảnh: T.B.D.

    Tình hình ghi lại tại Hội An lúc 6h20 phút sáng 28-10, gió thốc dữ dội từ biển. Toàn thành phố đã khép kín cửa, không một bóng người.

    Bão đang rít với cấp gió từ 6-7 và chưa gây thiệt hại đáng kể nào. Trong đêm qua và tới sáng nay toàn thành phố vẫn an toàn, chính quyền đang cử lực lượng túc trực, cấm dân ra đường trong thời điểm bão vào.

    Chủ các khách sạn chất bao cát đề phòng nước biển dâng tại biển Hội An – Ảnh: T.B.D.

    Trong khi đó tại đảo Cù Lao Chàm, gió khiến nhiều cây cối ngã đổ. Lúc 6h sáng nay chính quyền xã Tân Hiệp cho biết xã đảo vẫn chưa có thiệt hại nào, ngoại trừ một vài nhà dân bị tốc mái tôn.

  • 6h50

    Kon Tum bắt đầu mưa to

    Tại TP Kon Tum, thời điểm 6h sáng 28-10, ghi nhận trời âm u, nhiều mây, gió nhẹ tuy nhiên đã bắt đầu có những đợt mưa đầu tiên.

    Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum, đến chiều tối qua, 24 hồ chứa, thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn nước đã gần đầy so với dung tích thiết kế.

    Tuy nhiên các hồ chứa, thủy điện trên phần lớn là đập tràn, nước mưa dâng, các hồ sẽ tự điều tiết nên chưa đáng lo ngại. Đối với các hồ chứa, thủy điện lớn có chức năng điêu tiết lũ, cơ quan chức năng vẫn theo dõi sát thông tin từ đài khí tượng thủy văn tỉnh để có điều chỉnh, vận hành phù hợp.

    Các thủy điện cũng đã được chỉ đạo phối hợp với các địa phương vùng hạ du, đặc biệt là vùng có dân kiểm tra, rà soát, tổ chức sơ tán khi cần thiết. Hiện tại có một điểm có nguy cơ sạt lở tại thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông. Khu vực này được ghi nhận sạt lở từ năm 2018.

    Một hộ dân tại đây đã được chính quyền địa phương tổ chức sơ tán đồ đạc, cử cán bộ theo dõi, tổ chức di chuyển đến nơi an toàn khi có nguy hiểm xảy ra.

    Ông Văn Tất Cường – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông – cho biết sáng nay lượng mưa cao nhất ghi nhận được đã ở mức 80mm. Hiện chưa có ghi nhận về thiệt hại do bão số 9 trên địa bàn tỉnh.

  • 6h55

    Quy Nhơn người dân vẫn di chuyển liều lĩnh

    Quy Nhơn cây đã ngã đổ trong gió lớn. Một số người dân vẫn liều lĩnh ra đường – Ảnh: M.VINH

    Thành phố Quy Nhơn (Bình Định) gió to bắt đầu xuất hiện từ 4h sáng. Cây bắt đầu ngã đổ.

    Các chậu hoa mặt dù để sát mặt đất nhưng cũng bị gió xô ngã. Ngoài đường, một số người dân vẫn liều lĩnh di chuyển trong gió lớn.

    Một số người dân vẫn liều lĩnh ra đường – Ảnh: M.VINH
  • 7h04

    Cảng cá Sa Huỳnh – Quảng Ngãi gió giật dữ dội

    Bão số 9 có gió giật mạnh tại cảng cá Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh, TX Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – Ảnh: MINH HÒA

    Cảng cá Sa Huỳnh lúc này, dù gió mạnh lên không ngừng nhưng nhiều người vẫn bất chấp, lao ra kiểm tra ghe.

    Cụ Phan Thị Liếc 83 tuổi, trú thôn An Thạch, xã Phổ An, Đức Phổ, được con rể chở đến UBND xã tránh bão sáng 28-10. Cụ Liếc cho hay đã sơ tán sang nhà con rể nhưng sáng nay bão vào gió mạnh quá nên cả nhà sợ, con rể đưa bà và các con ra UBND xã tránh bão. Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sáng nay khu vực xã Phổ An gió giật rất mạnh, một số cây xanh đã ngã đổ dù bão chưa vào bờ – Ảnh: TẤN LỰC

     

  • 7h14

    “Đà Nẵng, Quảng Nam sau 9h sáng nay gió bắt đầu tăng mạnh”

    6h20 ngày 28/10, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cho biết:

    -Bão số 9 đang cách Đà Nẵng khoảng 240km

    -Cách Quảng Nam 175 km

    -Cách Quảng Ngãi 140 km

    -Cách Phú Yên 190 km

    Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/h), giật cấp 16.

    Theo ông Lâm, trong đêm hôm qua và sáng nay, do ảnh hưởng của bão nên ngoài trạm đảo Lý Sơn, tại khu vực cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) đã quan trắc được gió cấp 9, giật cấp 11. Trong ngày hôm nay, dự báo, gió sẽ tiếp tục tăng dần khi bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 20-25km/h.

    “Chính vì vậy, thời điểm gió mạnh nhất do bão số 9 gây ra sẽ rơi vào buổi sáng và trưa”, ông Lâm nói.

    Phó Giám đốc TT Dự báo KTTV Quốc gia thông tin thêm, các khu vực phía Bắc như Đà Nẵng, Quảng Nam phải sau 9h sáng nay gió mới bắt đầu tăng mạnh.

    “Ảnh hưởng của gió do bão gây ra có thể có khoảng thời gian lặng trong buổi buổi trưa, đến buổi chiều sẽ đổi hướng, gió mạnh”, ông Lâm cho hay.

    Khu vực trung tâm Đà Nẵng đầu giờ sáng nay khá lặng gió, mưa nhỏ. Ảnh. VOV.

    Trong ngày hôm nay, mưa lớn còn tiếp tục xảy ra ở các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Phú Yên, trọng tâm ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

    Sau đó khi bão vào bờ và suy yếu dần thì vùng mưa dịch dần lên các tỉnh phía bắc, trọng tâm mưa ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế và có thể mở rộng ra cả Hà Tĩnh.

  • 7h17

    Đà Nẵng: Nhận sửa chữa nhà cửa miễn phí sau bão

    Dù bão số 9 chưa đổ bộ vào đất liền, nhưng tại Đà Nẵng, nhiều cá nhân, đơn vị đã đăng tải thông tin nhận sửa chữa nhà cửa cho người dân khi bão đi qua. Các thông báo này đều được đăng tải trên trang “Quản lý đô thị Đà Nẵng: Xanh – Sạch – Đẹp” kèm theo số điện thoại.

    Những người đăng thông báo cho biết, họ sẽ sửa chữa miễn phí mái tôn, cửa cuốn bị hư hại do bão gây ra.

    Ảnh chụp màn hình trên trang “Quản lý đô thị Đà Nẵng: Xanh – sạch – đẹp”
  • 8h22

    Quảng Nam yêu cầu một doanh nghiệp ngưng làm việc trong bão

    Sáng 28-10, người dân phản ánh công nhân của Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng tại KCN Tam Thăng (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) vẫn đi làm trong khi bão số 9 đã gây gió mạnh tại Quảng Nam.

    Trao đổi với PV, anh P. (ngụ xã Tam Tiến, huyện Núi Thành) cho biết các công nhân ở xã Tam Tiến thường đi bằng xe trung chuyển công nhân sang TP Tam Kỳ, hiện gió to nhưng các công nhân vẫn đến nhà xưởng rất nguy hiểm.

    Người dân di chuyển trên Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Núi Thành (Quảng Nam) lúc 7h15 sáng 28-10 – Ảnh: NGỌC HIỂN

    Ông Lê Văn Sinh – chủ tịch UBND huyện Núi Thành, cho biết ông vừa tiếp nhận thông tin người dân phản ánh và đã điện thoại lãnh đạo TP Tam Kỳ xác minh, khuyến cáo người dân, doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho người dân trong lúc bão đổ bộ.

    Ông Bùi Ngọc Ảnh – chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cho biết ngay trong sáng 28-10, sau khi tiếp nhận phản ánh, ông đã điện thoại cho lãnh đạo Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng yêu cầu phải cho công nhân nghỉ để tránh bão. Sau đó, lãnh đạo công ty này đã cho toàn thể công nhân của công ty này tạm nghỉ.

    Trước đó, UBND TP Tam Kỳ đã có văn bản vào ngày 27-10 yêu cầu các công ty trên địa TP cho công nhân tạm nghỉ việc để tránh bão.

    Được biết, Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất lĩnh vực dệt may.

  • 8h30

    Tại Đà Nẵng, mưa bắt đầu lớn, gió giật liên hồi. Trong căn nhà trên đường Hoàng Hoa Thám (quận Thanh Khê), anh Hiếu (29 tuổi) cảm nhận mái tôn ở tầng ba bị gió đánh vào “ầm ầm”. “Tôi có cảm giác như nhà bị tốc mái một góc rồi, nhưng gió bão thế này không thể lên kiểm tra”, anh nói.

    Cầu sông Hàn bị cấm xe sáng 28/10. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Ở khu vực xung quanh, gió cũng quật nhiều cây xanh nghiêng ngả. Ở khu vực trước trường tiểu học Trần Cao Vân (trên đường Hoàng Hoa Thám), một cây bàng không được cắt tỉa trước bão có nguy cơ bị gãy trước những đợt gió lớn. Trên nhiều tuyến phố lớn như Lê Duẩn, Hàm Nghi… nhiều người không dám ra đường.

    Đà Nẵng đã cấm đường từ 20h ngày 27/10. Lực lượng chức năng dựng nhiều barie ngăn cầu sông Hàn, cầu Thuận Phước, tầng 3 cầu vượt Ngã Ba Huế…, chỉ chừa lại cầu Rồng để những xe làm nhiệm vụ phòng chống bão có thể đi qua. Đêm qua, một số ngư dân ở lại tàu thuyền đã neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang để trông coi tài sản, đã được lực lượng chức năng kiên quyết đưa lên bờ.

    Họp với sở chỉ huy tiền phương tại Đà Nẵng sáng 28/10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói người dân yên tâm sơ tán, tuyệt đối không tự ý trở về nhà khi bão chưa tan. Chính quyền đã giao lực lương công an có trách nhiệm bảo vệ tài sản cho người dân yên tâm tránh bão; tại các điểm sơ tán, địa phương phải cung cấp đủ lương thực, nước uống cho người dân.

    Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng (thứ 2 từ trái sang) đi kiểm tra phòng chống bão ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng sáng 28/10. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Phó thủ tướng đặc biệt lưu ý chính quyền cơ sở, các lực lượng phải đảm bảo an toàn cho các điểm sơ tán, nhất là tại các công trình có mảng tường kính lớn, dễ bị gió giật vỡ gây nguy hiểm.

  • 9h30

    9h sáng 28/10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng gọi điện thoại cho Bộ trưởng Quốc phòng – đại tướng Ngô Xuân Lịch, đề nghị cử tàu lớn hơn ra cứu ngư dân trên biển. Phó thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng thống nhất điều 2 tàu Hải quân và 2 tàu kiểm ngư từ Cam Ranh ra cứu hộ ngư dân. Các tàu này có công suất lớn hơn, khả năng chịu bão tốt hơn, nên có thể tiếp cận hiện trường hiệu quả hơn.

    Một chiếc tàu của Hải quân Việt Nam neo đậu ở khu vực quân cảng Cam Ranh. Ảnh: Lê Quân.
    Hiện có 2 tàu của Bình Định bị chìm, 26 thuyền viên mất tích. Một tàu ngư dân ra ứng cứu cũng gặp sự cố.

  • 9h50

    Bão số 9 làm tốc mái trạm ra đa Quy Nhơn; Bình Định mất điện diện rộng

    Trao đổi với PV lúc 10 giờ 30 phút, ông Nguyễn Vinh Thư, Giám đốc Đài khí tượng cao không, Tổng cục Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khu vực trạm ra đa Quy Nhơn (Bình Định) ghi nhận có gió giật mạnh. Toàn bộ mái nhà tầng 2 này bị bay tốc mái. Nước tràn vào các phòng gây mất điện. Hiện tại cán bộ trạm ra đa này đang phải tìm cách khôi phục để làm việc trở lại.

    Hình ảnh đảo Lý Sơn trong bão số 9

    Trưa 28.10, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết đến 9 giờ sáng cùng ngày, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 2 người bị thương trong bão số 9.

    Đó là trường hợp bà Nguyễn Thị Thanh Ngà (47 tuổi, ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân, TX.An Nhơn, Bình Định) và ông Trần Vân (53 tuổi, ở thôn Nam Tượng 2, xã Nhơn Tân).

    Ngoài ra, tỉnh Bình Định có 1 nhà sập (nhà của ông Nguyễn Văn Thọ, ở thôn Hòa Phong, xã Nhơn Mỹ, TX.An Nhơn) và 2 nhà ở TP.Quy Nhơn bị tốc mái.

    Đến 6 giờ sáng 28.10, tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Định đều bị mất điện.

    Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định cho biết có 2.190 tàu cá vào khu neo đậu tránh trú bão số 9, trong đó cảng cá Quy Nhơn có 550 tàu, cảng Đề Gi 150 tàu và cảng cá Tam Quan 1.490 tàu.

    Đến trưa 28.10, tỉnh Bình Định có 46 tàu/367 thuyền viên nằm trong vùng nguy hiểm của bão số 9. Tuy nhiên, các tàu này đã nằm sau đường đi của bão số 9 và có khả năng chịu được sóng gió hiện tại. Ngoài ra, tỉnh Bình Định có 2 tàu cá BĐ 96388 TS và BĐ 97469 TS bị chìm.

  • 11h40

    Hàng trăm nhà dân ở Lý Sơn bị tốc mái

    Theo bản tin VTV1 phát trưa nay, sau 2 tiếng quần thảo, bão số 9 khiến hàng trăm nhà dân ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hư hỏng, tốc mái. Sóng biển ở đây dâng cao 7-8 m.

    Khu công nghiệp Dung Quất chưa ghi nhận thiệt hại. Còn trường Đại học Đặng Thùy Trâm, các trường nghề bị tàn phá, cây cối gãy đổ.

    Tỉnh Quảng Ngãi có 2 người thiệt mạng, 5 người bị thương. Tại tỉnh Kon Tum (giáp Quảng Ngãi) gió cấp 3-4, có chỗ cấp 5. Các tuyến đường xuất hiện nhiều điểm sạt lở, ảnh hưởng phương tiện qua lại. Tại TP Hội An (Quảng Nam), mưa to gió lớn liên tục, người dân đã được di dời đến nơi an toàn, đường Bạch Đằng ngập nặng. Chính quyền thông báo cho người dân không được ra ngoài từ 20h tối qua.

  • 11h42

    Tâm bão nằm trên bờ biển Đà Nẵng – Phú Yên

    Trưa 28/10, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết trong khoảng một giờ qua, vùng gió mạnh do bão đã mở rộng ra nhiều khu vực khác, không chỉ còn tập trung ở Quảng Ngãi và Bình Định. Hiện, bắc Tây Nguyên đã quan trắc được sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

    Các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam có gió giật cấp 8. Ông Lâm lưu ý chỉ trong vòng 3-6 giờ tới, cường độ gió ở Đà Nẵng, Quảng Nam sẽ tăng lên đến cấp 10, giật cấp 13.

    Lúc 10h, tâm bão nằm ngay trên vùng bờ biển các tỉnh, thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15. Các khu vực nằm trong bán kính khoảng 250 km tính từ tâm bão sẽ chịu gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên. Các tỉnh nằm trong bán kính 100 km tính từ tâm bão sẽ có gió mạnh đến cấp 10, giật cấp 12.

    Những giờ tới, bão đi theo hướng tây tây bắc, vận tốc 25 km/h và đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 14, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Chuyên gia cảnh báo gió mạnh và mưa lớn trên đất liền có thể kéo dài hết đến tối nay, 28/10.

  • 11h45

    Huy động xe bọc thép cứu người

    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết ông đã điều xe bọc thép quân đội để đưa một người đang trú tại khách sạn Sông Trà đi cấp cứu do bị tăng huyết áp đột ngột. Người này là trọng tài boxing đang làm nhiệm vụ tại Quảng Ngãi.

    Tại Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Quang Vinh – Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng, cho biết đã huy động 6 xe thiết giáp BTR 152 có khả năng lội nước, chống va đập tập trung tại trụ sở của đơn vị ở đường Trần Phú (quận Hải Châu) để sẵn sàng đi cứu hộ cứu nạn.

    “Xe có khả năng lội nước dưới một mét. Nếu bị cây xanh ngã đổ cũng không ảnh hưởng đến người phía trong. Trước mắt chúng tôi chuẩn bị xuất một xe đi cứu một gia đình gặp nạn ở xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang”, đại tá Vinh thông tin.

    Tại khu vực cầu quay sông Hàn nửa tiếng trước, ba chiến sĩ công an phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) đã kịp thời cứu một người đàn ông lớn tuổi đi xe đạp, cố tình vượt barie chặn cầu sông Hàn. Khi đến khu vực giữa cầu, ông bị gió quật ngã, phải vịn vào lan can cầu.

  • 16h45

    Chưa liên lạc được 2 tàu cá gặp nạn cùng 26 thuyền viên

    Về 2 tàu cá của Bình Định gặp nạn cùng hàng chục thuyền viên, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết trên báo Bình Định, hiện vẫn chưa liên lạc được và đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm kiếm.

    Trước sức tàn phá của bão số 9, ông cho biết trong thời điểm này, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho người dân và ứng cứu kịp thời khi có sự cố. Những nơi nào nằm trong vùng nguy hiểm, xung yếu, các lực lượng xung kích gồm CA, quân đội sẽ có mặt để hỗ trợ. Đặc biệt với 3 huyện miền núi An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh, tất cả người dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở đều đã được di dời đến nơi an toàn.

    Trong ngày 27/10, toàn tỉnh đã di dời được hơn 15.000 người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Đồng thời, hiện nay đã có gần 3.000 tàu thuyền vào neo đậu an toàn tại các khu tránh trú bão. Đặc biệt, tôi chỉ đạo các địa phương, đơn vị kiên quyết không để người dân ở lại trên các tàu thuyền này. Mặc dù có một số tàu do sóng to, gió lớn bị trôi neo, nhưng đến thời điểm hiện tại không có thiệt hại về người. Riêng 2 tàu cá bị nạn với 26 thuyền viên chúng tôi vẫn chưa liên lạc được và đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm kiếm.

    Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

    Trụ đèn bị bão kéo đổ. Ảnh: Bình Định online
    Ảnh: Bình Định online

  • 17h00

    Đi giúp dân chống bão, 2 cán bộ xã bị sạt lở vùi lấp, mất tích

    Ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam), xác nhận tại địa phương vừa có 2 cán bộ xã bị sạt lở đất vùi lấp mất tích là anh Hồ Văn Sợ, cán bộ dân vận và Hồ Văn Độ, Phó bí thư đoàn xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn).

    Hai người gặp nạn khi đi giúp dân chống bão đã bị sạt lở núi vùi lấp.

    Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND huyện Phước Sơn đã điều lực lượng đến hiện trường tìm kiếm nhưng do đường sá bị sạt lở, tại địa phương đang có mưa lớn nên việc tiếp cận hiện trường, tổ chức tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.

    Được biết, trong ngày 28/10, tại xã Phước Lộc, Phước Thành của huyện Phước Sơn cũng xảy ra vụ sạt lở vùi lấp nhiều nhà dân. May mắn, các hộ dân đã được di dời trước đó nên không gây thiệt hại về người.

  • 17h40

    Một người tử vong do tôn bay thẳng vào người ở Đắk Lắk

    Vụ việc vừa xảy ra tại huyện M’Drắk, Đắk Lắk. Nam thanh niên Y Bê Niê (SN 1980, trú tại buôn Choá, xã Krông Jing) đang đi trên đường Đông Trường Sơn thuộc buôn M’Nhang xã Krông Jing, bị tấm tôn của nhà dân bên đường bị gió lốc lớn ảnh hưởng bão số 9 bay va vào người tử vong tại chỗ.

    Công an huyện M’Drắk đang khám nghiệm hiện trường và khuyến cáo người dân hạn chế ra đường khi không cần thiết và gia cố lại nhà cửa trong thời gian ảnh hưởng của cơn bão số 9 đang diễn biến phức tạp.

  • 18h00

    Thủy điện ở Quảng Nam xả lũ đến 11.400m3/s

    UBND Quảng Nam cho biết, hồ Đắc Mi 4 có thể xả 11.400m3/s trong 6-12 giờ tới, mực nước trên sông Vu Gia tại trạm Ái Nghĩa có khả năng lên mức 11,2m, trên BĐ3: 2,2m (vượt mức lũ lịch sử năm 2009 là 0,43m).

  • 18h10

    Đường phố Quảng Ngãi ngổn ngang sau bão

    Bão số 9 làm hàng loạt cây xanh gãy đổ, các tấm tôn lợp văng khắp nơi, các bảng hiệu quảng cáo bị xé toạc ở đường phố Quảng Ngãi.

  • 18h50

    Bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, do ảnh hưởng của bão số 9, tại Bình Châu và Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 13-14; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Hoài Nhơn (Bình Định) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Trà My (Quảng Nam) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; ở TP Huế và TP Đà Nẵng có gió giật cấp 10; ở Sân bay Đà Nẵng có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; An Khê (Gia Lai) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; các nơi khác ở khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có gió giật cấp 7-8.

    Ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên và Bắc Tây Nguyên đã có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 150-400mm, có nơi trên 400mm.

    Chiều nay (28/10), sau khi đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

    Mái tôn của Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam bị tốc.Ảnh: H.An/Quảng Nam online
  • 19h50

    Đã liên lạc được với tàu cá BĐ 98658, 14 thuyền viên an toàn

    Chiều tối 27/10, thông tin từ Bộ chỉ huy BĐBP Khánh Hòa báo cáo về Bộ Tư lệnh BĐBP cho biết, đã liên lạc được với tàu cá BĐ 98658 TS do ông Nguyễn Văn Toàn (sinh năm 1983, trú tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định) làm chủ. Hiện tại, tàu và 14 thuyền viên đang ở vùng an toàn.

    Trước đó, tàu cá BĐ 98658 TS, khi nhận được tin tàu BĐ 96388 TS gặp nạn đã chạy tới ứng cứu. Tuy nhiên, chưa tìm thấy 12 thuyền viên trên tàu, thì khoảng 7 giờ sáng 28/10, tàu cá BĐ 98658 TS mất liên lạc. BĐBP Khánh Hoà đã chỉ đạo đài canh liên lạc nhưng không thành công.

    Qua phiên liên lạc, ông Toàn cho biết, tàu đã khắc phục được neo, sóng đã giảm xuống cấp. Ông Toàn thông tin, hiện tại tàu và 14 thuyền viên đều bình an, khỏe mạnh, tàu không cần hỗ trợ gì nữa và đang trên hải trình trở về đất liền.

Chia sẻ
Bài mới
Đọc nhiều