19 bang của Mỹ nộp đơn đề nghị xem xét lại kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Tổng cộng 19 bang, tức hơn 1/3 bang ở Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý chống lại 4 bang chiến trường Pennsylvania, Michigan, Wisconsin và Georgia.
Tính đến sáng nay có 17 bang do Missouri dẫn đầu đã ký và gửi lên Tối cao Pháp viện bản đóng góp ý kiến (amicus brief) ủng hộ bang Texas trong cuộc chiến pháp lý xem xét lại kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Như vậy 17 bang này sẽ tham gia theo hình thức của bên thứ ba, theo tin từ CNBC.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia chính trị, diễn biến tình thế càng củng cố nhận định họ có sự phối hợp từ trước.
17 bang này bao gồm Missouri, Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana, Mississippi, Montana, Nebraska, North Dakota, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Utah và West Virginia.
Trong khi đó, bang Arizona, một bang cũng có nhiều lộn xộn trong bầu cử, cũng ký một văn bản riêng bày tỏ sự ủng hộ với bang Texas.
Như vậy tổng cộng 19 bang, tức hơn 1/3 bang ở Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý chống lại 4 bang chiến trường Pennsylvania, Michigan, Wisconsin và Georgia.
Vào cuối ngày thứ Tư, Tổng thống Trump đã chính thức nộp hồ sơ để tham gia vào vụ kiện yêu cầu xem xét lại kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ với tư cách một ứng viên Tổng thống.
Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton ngày 8/12 thông báo đã nộp đơn kiện lên Tòa án Tối cao Mỹ để đòi hủy bỏ kết quả bầu cử ở 4 bang chiến địa mà theo đó cựu Phó tổng thống Joe Biden thắng phiếu Tổng thống Donald Trump.
Quan điểm của những người nộp đơn kiện cho rằng “kết quả bầu cử phi pháp” ở 4 bang Pennsylvania, Georgia, Wisconsin và Michigan cần được tuyên bố là không phù hợp với hiến pháp.
Tất cả 4 bang này đều xác nhận ông Biden thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 ở từng bang tương ứng. Phía Tổng thống Trump đã nộp đơn kiện ở 4 bang này và hai bang chiến địa khác là Arizona và Nevada nhằm yêu cầu đảo ngược kết quả bầu cử, nhưng phần lớn đơn kiện đều bị tòa án cấp bang bác bỏ.
Đơn kiện đề nghị Tòa án Tối cao ra phán quyết rằng mọi lá phiếu đại cử tri ở 4 bang nói trên đều “không thể được tính”.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rời Nhà Trắng vào tháng 1/2021, đế chế kinh doanh gia đình ông sẽ đương đầu với nhiều khó khăn lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ về tài chính và pháp lý.
Dù rằng ông Donald Trump tập trung vào điều gì đi nữa sau nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông cũng sẽ phải dành rất nhiều sự quan tâm vào các công việc kinh doanh của gia đình.
Giới chức New York sẽ tiến hành 2 cuộc điều tra sau khi ông rời khỏi nhiệm sở, tổ chức Trump Organization cũng sẽ phải cố gắng tránh được khả năng thiếu tiền mặt khi mà có nhiều khoản nợ đáo hạn tại đế chế bất động sản của ông.
Tổ chức Trump Organization cho biết trọng tâm quan trọng sẽ là phát triển thương hiệu này trên toàn cầu một khi ông Trump rời nhiệm sở. Tuy nhiên kế hoạch này cũng vấp phải không ít khó khăn.
Tại Trung Quốc, thị trường mà ông Trump nhắm đến, Tổng thống Trump đã có hình ảnh cực kỳ “xấu xí” sau khi ông đưa ra nhiều chính sách có hại cho quan hệ thương mại Mỹ – Trung Quốc. Tại châu Âu, một số thương hiệu liên quan đến Trump đã chịu ảnh hưởng bởi các vụ kiện pháp lý.