+
Aa
-
like
comment

11 ngày đêm nỗ lực đưa bé trai lọt vào trụ bê-tông lên mặt đất

Hạ Băng - 10/01/2023 13:28

Xuyên đêm qua, lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn thay ca nhau làm việc 24/24 giờ tại hiện trường vụ bé trai lọt vào trụ bê-tông sâu 35m ở tỉnh Đồng Tháp để sớm đưa thi thể cháu về với gia đình.

11 ngày đêm nỗ lực đưa bé trai lọt vào trụ bê-tông ở Đồng Tháp lên mặt đất

Đến trưa 10/1 là đúng 11 ngày bé H.N bị lọt vào trụ bê-tông sâu 35m, đường kính 25cm tại dự án cầu Kênh Rọc Sen. Mặc dù đã xác định bé không thể cứu nhưng tinh thần làm việc hết mình của 350 người tại hiện trường vẫn giữ nguyên. Cái khác duy nhất là thay đổi phương án cứu chữa để nhanh chóng nhổ được cột bê tông lên.

11 ngày đêm nỗ lực đưa bé trai lọt vào trụ bê-tông ở Đồng Tháp lên mặt đất

Xuyên đêm qua, lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn thay ca nhau làm việc 24/24 giờ. Trong ngày 9-1, Tổ Điều hành cứu nạn, cứu hộ tại công trình cầu Kênh Rọc Sen đã tập kết đến hiện trường các thiết bị phục vụ công việc, gồm: Gàu cạp đất; cẩu 80 tấn; đầu khoan cọc nhồi đường kính 0,6 – 1m; ống vách đường kính 1 m và 2 m; búa rung 180kW vận chuyển từ cảng Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

11 ngày đêm nỗ lực đưa bé trai lọt vào trụ bê-tông ở Đồng Tháp lên mặt đất

Nhân lực làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn được huy động bố trí làm 4 ca thay phiên nhau (mỗi ca 6 giờ) để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ được xuyên suốt.

Về phương án thực hiện, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã đóng xong khung vây ván thép vòng ngoài để giữ ổn định cho thiết bị thi công; đồng thời lắp xong 2/5 tầng khung chống. Đến trưa nay, 10/1, gàu múc đất đã lấy đất xong 1 phía vách đến cao độ khoảng 13 – 14 m so với mặt đất.

11 ngày đêm nỗ lực đưa bé trai lọt vào trụ bê-tông ở Đồng Tháp lên mặt đất

Điểm lại những hoạt động để thấy lực lượng chức năng đang nỗ lực rất lớn và không ngừng nghỉ. Và cũng phải nhấn mạnh rằng, trụ bê-tông một khi đã đóng xuống để thiết lập mố cầu, thì chủ đầu tư hay đơn vị thi công nghĩ lại dám nghĩ đến câu chuyện sẽ nhổ lên. Cọc trụ càng “ăn” đất, chất lượng công trình càng đảm bảo. Do đó, phương án đưa trụ lên là giải pháp bắt buộc phải làm, chứ chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam, và ẩn chứa nhiều sự cố khó lường. Ngay cả các chuyên gia kỹ thuật cầu đường lão làng cũng không dám đảm bảo phương án rút cọc khả thi, với điều kiện máy móc, thiết bị trong thực tế tại công trường. Khi các chuyên gia Nhật Bản tới hiện trường và đề xuất phương án cứu hộ, dù tính khả thi cao, nhưng năng lực thiết bị không đáp ứng được. Do công trường nằm giữa đồng ruộng, không thể huy động máy móc cơ giới nặng trong thời gian ngắn.

11 ngày đêm nỗ lực đưa bé trai lọt vào trụ bê-tông ở Đồng Tháp lên mặt đất
11 ngày đêm nỗ lực đưa bé trai lọt vào trụ bê-tông ở Đồng Tháp lên mặt đất

11 ngày đêm nỗ lực đưa bé trai lọt vào trụ bê-tông ở Đồng Tháp lên mặt đất

Đã 11 ngày trôi qua, H.N vẫn nằm đó để chờ đợi những cánh tay đưa em về với gia đình lần cuối. Đã 11 ngày trôi qua cũng là từng ấy thời gian hơn 350 người vẫn cật lực ngày đêm để tìm mọi cách nắm tới bàn tay của em. Mong mỏi rằng, việc tìm kiếm sẽ mau chóng có kết quả. Không những chỉ để cho em trở về lần cuối trong sự an lòng của rất nhiều người, mà còn để 350 con người được nghỉ ngơi. Họ là những người bằng xương bằng thịt, làm việc miệt mài liên tục với áp lực rất nặng nề. Ai cũng có quyền được nghỉ ngơi theo cách riêng của mình. Cả H.N, gia đình em và những người đang tìm kiếm em cũng vậy, nhất là khi cái Tết đang cận kề!

Hạ Băng

Bài mới
Đọc nhiều