+
Aa
-
like
comment

100 tàu chiến Hải quân Đức bị Nga “bắt làm con tin”

29/03/2021 09:30

Bản tin trên tờ Bild nói rằng, việc mã hóa dữ liệu trong hệ thống Navi-Sailor 4100 không tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh quân sự của NATO mà Đức lại là một quốc gia thành viên.

100 tàu chiến Hải quân Đức bị Nga “bắt làm con tin”: Berlin đang lo sốt vó!

Theo tờ Bild am Sonntag, một hệ thống định vị xuất xứ từ Nga có tên là Navi-Sailor 4100 đã được lắp đặt trên ít nhất 100 tàu chiến do Quân đội Đức đang vận hành, gồm cả các tàu ngầm, kể từ năm 2005.

Các thiết bị định vị này được phát triển bởi Transas, một công ty được thành lập ở St.Petersburg vào năm 1990. Mặc dù năm 2018 nó đã được công ty Wartsila của Phần Lan mua lại nhưng bộ phận quốc phòng vẫn thuộc quyền sở hữu của Nga.

Bản tin trên tờ Bild nói rằng, việc mã hóa dữ liệu trong hệ thống Navi-Sailor 4100 không tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh quân sự của NATO mà Đức lại là một quốc gia thành viên.

100 tàu chiến Hải quân Đức bị Nga “bắt làm con tin”: Berlin đang lo sốt vó! - Ảnh 1.
Tàu ngầm lớp Type 212 do Howaldtswerke-Deutsche Werft AG phát triển cho Hải quân Đức và Italia. Ảnh: DW

“Nếu xảy ra một cuộc tấn công mạng, trong trường hợp xấu nhất, dữ liệu định vị có thể bị tấn công và tàu chiến hoàn toàn có thể mất khả năng hoạt động”, tờ Bild dẫn lời một sĩ quan giấu tên cho biết.

Trong khi đó, Nga vẫn thường xuyên thực hiện các cuộc diễn tập hải quân ngay sát bờ biển Baltic của Đức.

Là hệ thống sử dụng rộng rãi trên các tàu dân sự, Navi-Sailor đã được trang bị cho khoảng 100 tàu hải quân Đức vào năm 2005 trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Gerhard Schröder.

Ông Schröder hiện nay là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dự án đường ống dẫn qua Biển Baltic Nord Stream 2 của công ty Nga Gazprom.

Theo tờ Bild, các chính phủ kế cận cũng đã quyết định lắp đặt hệ thống định vị Navi-Sailor trên hai tàu ngầm của Đức là U35 và U36, được hạ thủy lần lượt vào các năm 2015 và 2016.

Trả lời câu hỏi của tờ Bild về vấn đề an ninh liên quan tới hệ thống định vị Navi-Sailor do Transas cung cấp có dễ bị tấn công hay không, Bộ Quốc phòng Đức (BMVg) nói rằng chính phủ nước này “đang rất nỗ lực để đảm bảo an an toàn công nghệ thông tin, hệ thống mạng và liên lạc điện tử trong các khu vực hoạt động của BMVg”.

Tuy nhiên, nghị sĩ Tobias Lindner, đại diện cấp cao của đảng đối lập Green trong Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Đức (Bundestag) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo sau thông tin được tờ Bild tiết lộ.

“Bundeswehr phải đảm bảo rằng phần mềm định vị của hải quân không bị rò rỉ bảo mật. Bộ Quốc phòng Đức phải nhanh chóng giải thích lý do tại sao phần mềm của một nhà sản xuất ở các nước NATO lại không được sử dụng”.

Anh Tú

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều