10 năm nữa, sẽ có Thâm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh ở Việt Nam?
Mới đây, trên trang mạng xã hội Baidu của Trung Quốc đã cho đăng tải một bài viết đáng chú ý liên quan đến Việt Nam với tiêu đề “10 năm sau, Việt Nam cũng sẽ có những thành phố giống như Thượng Hải”.
Bài viết được nhận định bởi, Matthew Nghiêm, một doanh nhân đã tốt nghiệp Đại học Monash và hiện đang sống tại Melbourne, Australia, ông đã đi công tác và tiếp xúc với nhiều đối tác khắp nơi, quan sát phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong 10 năm qua và đã đưa ra những nhận xét rất thú vị về từ phát triển của các thành phố tại Việt Nam.
Theo đó cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế với nhiều năm vượt qua tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc, các thành phố của Việt Nam cũng đang phát triển mạnh và hình thành để các trung tâm kinh tế lớn giống với Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến của Trung Quốc.
Các thành phố đó là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tam giác công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên. Tuy hiện nay có quy mô và trình độ phát triển chưa thể so sánh với Thượng Hải, Thâm Quyến và Bắc Kinh nhưng vẫn đang tăng trưởng rất nhanh, có chế độ phát triển riêng với tiềm năng lớn.
Cánh Cò xin lược dịch bài viết như sau:
Tôi đến Việt Nam kinh doanh từ năm 2016, khi quốc gia này đang bước vào thời kỳ phát triển nhanh nhất trong lịch sử, đất nước có nền kinh tế tăng trưởng từ 6 đến 7% mỗi năm nhanh top đầu thế giới. Tuy nhiên vào thời điểm đó Việt Nam về cơ bản vẫn khá nghèo nàn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đường cao tốc trên bộ thậm chí còn rất hiếm.
Nhưng từ năm 2018 đến nay, Việt Nam đã liên tục vượt và Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và mọi thứ cũng thay đổi nhanh chóng, hạ tầng đang được tăng tốc xây dựng ở khắp nơi, các khu công nghiệp mọc lên san sát. Tôi cảm nhận rõ sang Việt Nam đang phát triển nhanh giống như Trung Quốc 10 năm về trước.
Năm ngoái, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 8,02% tiếp tục vượt xa Trung Quốc. Ở mức tăng trưởng chỉ 3% Việt Nam đang tràn đầy cơ hội, tương lai không xa có thể trở thành một Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp theo nếu không có những biến động bất ngờ.
Và cũng giống như Trung Quốc Việt Nam cũng đang tập trung phát triển nhưng thành phố trọng điểm để biến nó trở thành những đầu tàu kinh tế kéo cả nước đi lên. Với kinh nghiệm nhiều năm tại Việt Nam, đã công tác và gặp gỡ nhiều đối tác từ nhiều thành phố khác nhau, tôi nhận thấy Việt Nam cũng đang xuất hiện bộ ba giống như Thẩm Quyến Thượng Hải và Thẩm Quyến của Trung Quốc.
Đầu tiên là thành phố Hà Nội. Khi nói đến Hà Nội, nhiều người sẽ liên tưởng ngày đến Bắc Kinh của Trung Quốc bởi vì cả hai có nhiều đặc điểm giống nhau. Đầu tiên đều là những thành phố Thủ đô, tiếp đến ở cuối cùng vị trí địa lý ở phía Bắc của cả nước và có những điều kiện phát triển tương tự nhau về kinh tế, chính trị và hạ tầng đô thị.
GDP của Hà Nội cũng tăng trưởng rất nhanh, đạt trung bình từ 8 đến 9% mỗi năm, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện từng ngày, các tuyến cao tốc, đường vành đai nối Hà Nội với các thành phố vệ tinh đã được xây dựng khắp nơi. Ở một khía cạnh nào đó, nó đã có thể sánh ngang với các thành phố hàng đầu của Trung Quốc.
Thứ hai là Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên – 3 thành phố có diện tích đất nhỏ này đang hình thành nên các khu liên hợp của một số lượng lớn các ngành công nghiệp hiện đại nhất Việt Nam với GDP tăng trưởng ổn định từ 9 đến 15% mỗi năm.
Nhờ thu hút được một số lượng lớn các tập đoàn điện tử và công nghệ hàng đầu chuyển đến. Đây là trung tâm của ngành công nghiệp điện tử trong cả nước và phần nào đó có thể coi là trung tâm điện tử của Đông Nam Á với những ông lớn như Samsung, LG, Foxconn đã chuyển đến mở các nhà máy, thu hút hàng triệu lao động và hiện vẫn đang là điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ từ khắp nơi trên thế giới.
Tình trạng phát triển của thành phố này khá giống với Thâm Quyến. Một ghi các doanh nghiệp thường lớn đi vào hoạt động ổn định, nó sẽ kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa, những người đang có cơ hội trở thành những nhà cung cấp cho các tập đoàn toàn cầu. Tam giác công nghiệp này đang có cơ hội trở thành trung tâm của chuỗi cung ứng.
Cuối cùng, một thành phố khác cũng đang phát triển một cách âm thầm. Nhắc đến một trung tâm tài chính mới nổi của Châu Á, với tiềm năng trở thành một Thượng Hải tiếp theo. Thành phố này chính là thành phố Hồ Chí Minh, đầu tạo kinh tế của Việt Nam, đang có giấc mơ trở thành một trung tâm tài chính mới.
Trên thực tế thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điểm tương đồng với Thượng Hải. Về vị trí địa lý, cả hai cùng hướng dọc phía Tây Nam của Thái Bình Dương, quay mặt vào phía Đông của Ấn Độ Dương, có biển và cảng biển quốc tế lớn, một nơi là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long và một nơi là trung tâm của đồng bằng sông Châu Giang. Cả hai đều là thủ đô kinh tế của miền Nam.
Mặc dù có quy mô nhỏ hơn, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đang đi đúng hướng có tiềm năng kinh tế lớn, nó đang là mắt xích quan trọng nhất của kinh tế Việt Nam. GDP thành phố chiếm 16% GDP Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng năm và đang là trung tâm kinh tế quan trọng nhất cả nước. Theo dự báo của giới chuyên gia, đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người của thành phố sẽ đạt 8.500 USD, đến năm 2045 đạt 37.000 USD.
Như thế vào thời điểm này, cùng với đà tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cũng đang hình thành nên các trung tâm kinh tế riêng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tam giác công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên thưc sự khá giống với Thượng Hải, Bắc Kinh và Thẩm Quyến. Tương lai có thể khó đoán, 10 năm tới sẽ là dấu mốc quan trọng để các trung tâm này thực sự trưởng thành nếu đi đúng hướng và thoát ra khỏi giai đoạn phát triển hoang giá thì cơ hội sẽ là rất cao.
Tuệ Ngô