+
Aa
-
like
comment

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10

26/01/2021 05:31

Lực lượng đặc nhiệm là đội quân tinh nhuệ có khả năng tác chiến mạnh mẽ để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt về chính trị, quân sự của quốc gia.

10. Spetsnaz – Nga

Lực lượng lính đặc nhiệm Spetsnaz được thành lập ngày 24/10/1950, theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Aleksandr Vasilievsky. Sau 7 tháng thành lập, đã có 46 đại đội Spetsnaz với tổng quân số hơn 5.500 lính tinh nhuệ. Tất cả lực lượng này được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Tổng cục Tình báo Bộ Tổng Tham mưu (viết tắt theo tiếng Nga – GRU).

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 1.

Lực lượng này được giao thực hiện các nhiệm vụ chính là tổ chức và tiến hành trinh sát, phát hiện và phá hoại các cơ sở quan trọng ở hậu phương địch, tiêu hủy các phương tiện tấn công hạt nhân và các cơ sở quan trọng khác, tổ chức và huấn luyện các đội du kích hoặc quân nổi dậy ở vùng hậu phương địch, tìm kiếm và tiễu trừ biệt kích đối phương và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

9. Hải quân Pháp

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 2.

Hải quân Pháp được thành lập theo yêu cầu của Jacques-Yves Cousteau, một sĩ quan hải quân trong Thế chiến II, bao gồm 6 đơn vị: Hubert, Trepel, Montfort, Penfentenyo, Jaubert và Kieffer. Mỗi đơn vị được huấn luyện cho các nhiệm vụ đặc biệt khác nhau.

8. Marsoc – Mỹ

So với các đơn vị đặc nhiệm khác của Quân đội Mỹ thì tuổi đời của MARSOC còn khá non trẻ, lực lượng này mới được chính thức thành lập vào ngày 23/11/2005.

MARSOC là viết tắt của cụm từ United States Marine Corps Forces Special Operations Command (Bộ chỉ huy Lực lượng Đặc biệt Lính thủy đánh bộ Mỹ).

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 3.

MARSOC được thành lập với nhiệm vụ: chống khủng bố; tiến hành các hoạt động chiến tranh thông tin; hoạt động chiến tranh đặc biệt; hỗ trợ an ninh quân sự; trinh sát đặc biệt.

Tuy rằng MARSOC mới được thành lập không lâu, nhưng họ có nền tảng cơ bản là từ đơn vị chiến đấu đặc biệt của MAGTF nên kinh nghiệm chiến trường của họ không hề nhỏ và đây thực sự là một đơn vị đặc biệt có máu mặt của thế giới.

7. MI-6 – Anh

Tổng cục An ninh Anh ban đầu được thành lập nhằm mục đích chống lại tình báo Đức vào năm 1909 nhưng sau đó cơ quan này được tách ra thành hai nhánh gọi là MI-5 và MI-6.

Công việc của MI-6 hoàn toàn giống với thế giới gián điệp của James Bond, nhưng các chiến dịch của MI-6 hoàn toàn tuyệt mật. Khác với các hoạt động tương đối công khai của MI-5, MI-6 thu thập thông tin tình báo nước ngoài theo một phương thức hết sức bí mật.

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 5.

Theo luật của Anh, vai trò của MI-6 là thu thập và cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động hay mưu toan của những người bên ngoài nước Anh và phải hành đồng vì các lợi ích an ninh, quốc phòng, ngoại giao và kinh tế trong khuôn khổ do Uỷ ban Tình báo kết hợp (JIC) và các bộ trưởng quy định.

6. Biệt kích Ranger – Mỹ

Có tầm ảnh hưởng quan trọng trong các trận chiến, Ranger hoạt động theo từng tiểu đoàn với nhiệm vụ trinh sát và đột kích để mở đường cho lực lượng quân đội tấn công. Với chiến thuật du kích, những người lính Ranger được đào tạo những kỹ năng đặc biệt, trong đó có khả năng ngụy trang tài tình.

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 6.

Lực lượng Ranger chính thức được thành lập trong chiến tranh thế giới thứ II, khi mà Mỹ nhận ra tầm quan trọng của một lực lượng đặc biệt có khả năng xâm nhập vào đằng sau chiến tuyến địch, tương tự lực lượng đặc công Commandos Anh. Chỉ huy Darby đã thành lập tiểu đoàn Ranger đầu tiên chỉ trong vòng 3 tuần, với 600 người được tuyển chọn kỹ càng.

Khóa huấn luyện 61 ngày tại căn cứ Fort Benning (bang Georgia) để lựa chọn ra những người lính Ranger được xem là một trong những khóa đào tạo gian khổ nhất trong quân đội Mỹ. Một chế độ luyện tập vô cùng khắc nghiệt, họ chỉ được ngủ vài giờ mỗi đêm và ăn một bữa mỗi ngày.

5. Lực lượng Mũ nồi xanh – Mỹ

Lực lượng Mũ nồi xanh (Green Berets), hay còn được gọi là lực lượng tác chiến đặc biệt trực thuộc quân chủng Lục quân của quân đội Mỹ. Đây là một lực lượng được đào tạo đặc biệt, không chỉ về các chiến thuật tác chiến, trinh sát mà họ còn được đào tạo về ngôn ngữ, ngoại giao, tâm lý chiến tranh và cả chính trị.

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 7.

Nhiệm vụ của lực lượng Mũ nồi xanh là chỉ đạo và phối hợp tác chiến với quân đội bản địa, tại các nước đồng minh của Mỹ. Họ có thể tư vấn cho một vị tướng Afghanistan cũng cố lực lượng phòng vệ của mình, phối hợp thực hiện tấn công một tiền đồn du kích trong rừng rậm Trung Mỹ, hay bảo vệ cho một lãnh đạo cấp cao của Đông Âu trong các sự kiện đặc biệt.

4. Biệt đội Delta Force – Mỹ

Dù không nổi tiếng như các nhóm của hải quân, đặc nhiệm Delta là một trong những lực lượng thiện chiến nhất trong các sứ mệnh tấn công trực tiếp. Đội thành lập vào thập niên 1970. Sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9, đặc nhiệm Delta trở thành đơn vị dẫn đầu trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của nước Mỹ.

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 8.

Một trong những chiến công nổi bật mới nhất của đặc nhiệm Delta là việc bắt Abu Anas al-Libi tại Libya vào tháng 10/2013. Abu vốn là thành viên của al-Qaeda. Mỹ truy nã gắt gao phần tử này vì liên quan đến vụ đánh bom 2 sứ quán Mỹ ở châu Phi vào năm 1998.

Các ứng viên muốn trở thành thành viên của Delta Force phải là nam giới 21 tuổi trở lên, đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra năng khiếu và quân hàm từ hạ sĩ tới thượng sĩ. Sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, những ứng viên tiềm năng sẽ trải qua một loạt bài test khắc nghiệt cả về thể chất lẫn tinh thần với mục tiêu làm lộ điểm yếu. Trung bình cứ 10 người thì chỉ có 1 người may mắn được lựa chọn để tham gia một khóa huấn luyện dài 6 tháng.

3. Shayetet 13 – Israel

Đơn vị đặc nhiệm hải quân tinh nhuệ Shayetet 13 của Israel được thành lập vào năm 1949, không lâu sau khi nhà nước Do Thái hình thành. Với nhiệm vụ chống khủng bố, giải cứu con tin, phá hoại và thám báo, các thành viên của lực lượng này có vai trò vô cùng quan trọng trong những cuộc xung đột liên quan tới Israel. Nhiều chuyên gia đánh giá, tuy không nổi tiếng bằng nhưng Shayetet 13 không hề thua kém các đội biệt kích lừng danh như SEALS của Mỹ hay SAS của Anh.

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 9.

Trong lịch sử tồn tại, Shayetet 13 đã thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp và táo bạo, một số gây tranh cãi lớn khi họ “lẳng lặng” xâm nhập nước khác để ám sát, bắt giữ mục tiêu hoặc bị cáo buộc “tự tung tự tác” trên vùng biển quốc tế.

Những binh sĩ hải quân Israel phải vượt qua những khóa huấn luyện khắc nghiệt nhất trong quân đội nếu có ý định gia nhập Shayetet 13. Trong 20 tháng, các thành viên tiềm năng được huấn luyện cơ bản với Lữ đoàn Nahal và huấn luyện chuyên sâu tại căn cứ chính của Shayetet 13 ở thị trấn duyên hải Atlit. Sau đó, mỗi cá nhân sẽ được phân công vào một trong 3 đơn vị chuyên biệt của Shayetet 13: đơn vị lặn, đơn vị đột kích và đơn vị chuyên hoạt động bề mặt.

2. Biệt đội Seal – Mỹ

SEAL là tên gọi ngắn của Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ, hoạt động cả trên biển (Sea), trên bộ (Land) và trên không (Air). Được thành lập năm 1962, đây là đội biệt kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden (thủ lĩnh của nhóm khủng bố Al Qaeda) ngày 02/05/2011.

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 10.

Để đăng ký gia nhập SEAL, bạn phải là nam công dân Mỹ, từng phục vụ hoặc có “suất” trong Hải Quân Hoa Kỳ. Ngoài sức khỏe là yếu tố tiên quyết khi muốn trở thành quân nhân, những ai muốn đăng ký SEAL phải tốt nghiệp trung học với điểm tối thiểu là 220 ASVAB, thành thạo tất cả các yếu tố của ngôn ngữ tiếng Anh. Độ tuổi để đăng ký gia nhập SEAL là từ 17 (phải có sự đồng ý của bố mẹ) cho đến 30.

Nếu muốn trở thành thành viên của SEAL, bạn phải bơi được 500 yard (khoảng 460m) trong vòng dưới 12 phút 30 giây (tốt nhất là dưới 10 phút), chống đẩy 42 lần trong 2 phút (tốt nhất là trên 79 lần), 50 (tốt nhất là 79) lần đứng lên ngồi xuống trong 2 phút, chạy 2,4 km trong 11 phút 30 giây (tốt nhất là dưới 10 phút 20 giây).

Tất cả đều phải đạt “tốt nhất”, đơn giản là bởi vì SEAL chỉ nhận một lượng học viên giới hạn trong mỗi lần tuyển chọn nên bạn cần phải đảm bảo được mức “tốt nhất là” nếu muốn mình có khả năng vượt qua.

Hiện tại, biệt đội SEAL có khoảng 2.500 thành viên trải dài trên mọi mặt trận của Mỹ trên thế giới. Để thuận lợi cho việc quản lý, Mỹ phân loại các SEAL bằng các số từ 1 đến 5 và 7 đến 9. Không có sự xuất hiện của số 6 vì đây được coi là đơn vị tinh nhuệ và bí ẩn nhất của lực lượng SEAL hiện nay.

Biệt đội 6 bí ẩn đến mức mà Tạp chí New York Times từng đánh giá “SEAL Team 6 (ST6) như là “Jedi Knight” của nước Mỹ, là tinh hoa của những tinh hoa, là lực lượng “All Star” đúng nghĩa. ST6 luôn được giao những nghiệm vụ thuộc dạng “bất khả thi”. Họ là những “X Men”, “Superman” trong đời thực”.

1. Đặc nhiệm không quân SAS – Anh

SAS (Special Air Service) là lực lượng đặc nhiệm không quân Anh được thành lập năm 1941 và được xem là lực lượng đặc nhiệm chuẩn mực trên thế giới. Nhiệm vụ chính của SAS là tiến hành các chiến dịch quân sự đặc biệt, chống khủng bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. SAS giúp đào tạo binh sĩ đặc nhiệm của các nước khác, huấn luyện kỹ năng chiến tranh du kích và tác chiến trong điều kiện bất ngờ.

10 lực lượng đặc nhiệm “đáng sợ” nhất thế giới: Người Nga chỉ xếp thứ 10 - Ảnh 11.

Để được trở thành thành viên của SAS, bạn phải đảm bảo điều kiện có thể bơi liên tục 2 dặm trong vòng 1,5 giờ, chạy 4 dặm trong vòng 30 phút; sau đó, tiếp tục vào trong rừng sâu để tham gia khóa học sinh tồn, rèn luyện kỹ năng định hướng và làm đủ mọi thứ miễn sao bạn có thể sống sót ra khỏi đó. Mặc dù chỉ là những bài thực hành mang tính chất kiểm tra khả năng của ứng viên nhưng mức độ thử thách lại vô cùng khốc liệt.

Trung bình, mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng viên, nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện.

T.H

Bài mới
Đọc nhiều