+
Aa
-
like
comment

1 bệnh nhân COVID-19 ở Bình Dương tử vong

04/07/2021 20:34

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1142/QĐ-TTg ngày 2/10/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trà Vinh có thế mạnh phát triển kinh tế biển.

Trà Vinh sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển

Mục tiêu tổng quát là đến 2030, Trà Vinh là tỉnh phát triển ở mức trung bình cao, nằm trong nhóm đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; có kinh tế biển phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 11,5%/năm; trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,32%/năm, ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 15,49%/năm, ngành thương mại – dịch vụ tăng bình quân 10,81%/năm.

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 148 triệu đồng vào năm 2030. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân từ 12% đến 15%/năm. Tỷ trọng trong GRDP nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 17,98%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 46,14%; dịch vụ chiếm khoảng 33,00%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 2,88%.

Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1.700 đến 1.800 triệu USD vào năm 2030. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt từ 350 nghìn tỷ đến 400 nghìn tỷ đồng.

Về xã hội, đến 2030, Trà Vinh có tốc độ tăng dân số bình quân 0,75 %/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có cấp bằng, chứng chỉ đạt 40% vào năm 2030. Năng suất lao động tăng bình quân 11,65%/năm.

Giải quyết việc làm mới hàng năm cho 30.000 lao động. Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 73% trường mầm non, 89% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở và 91% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt 35 giường bệnh/vạn dân; 14 – 16 bác sỹ/vạn dân. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% vào năm 2030. Tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn đa chiều giảm bình quân mỗi năm 1 – 1,5%/năm. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,75 trở lên.

Về bảo vệ môi trường, tỷ lệ sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt của dân cư ở khu vực đô thị đạt 99% trở lên; ở khu vực nông thôn đạt khoảng 85%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 4,5%.

Đến năm 2050, Trà Vinh là tỉnh phát triển cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có trung tâm kinh tế biển hiện đại và trung tâm năng lượng sạch của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, kết nối hiệu quả với vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Xã hội văn minh, hiện đại; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Tiềm năng phát triển của Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh duyên hải nằm ở phía Đông Nam của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trà Vinh tiếp giáp về phía Bắc với tỉnh Bến Tre và được ngăn cách bởi sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng qua ranh giới sông Hậu, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông là biển Đông.

Theo Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2022, Trà Vinh có tổng diện tích tự nhiên là 2.390,8 km2, chiếm 5,77% diện tích của khu vực ĐBSCL, với 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: Thành phố Trà Vinh, Thị xã Duyên Hải và 7 huyện: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải; có 106 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn.

Trà Vinh nằm giữa hai con sông lớn, phía Bắc giáp sông Tiền, phía Nam giáp sông Hậu và lại ở vào vị trí hạ lưu, nơi 2 con sông lớn đổ ra biển với 3 cửa. Phía Đông giáp biển với chiều dài 65 km, trên địa bàn TX Duyên Hải và huyện Duyên Hải. Chính hai dòng sông Cổ Chiên và sông Hậu cùng với luồng tàu trọng tải lớn vào sông Hậu sẽ đóng vai trò là 3 tuyến đường thủy quan trọng của vùng ĐBSCL trong việc thông thương ra biển Đông, nối với cả nước và quốc tế.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh.

Vùng biển Trà Vinh có nguồn thủy sản phong phú, có giá trị kinh tế tương đối cao gồm: thực vật phù du có 73 loài thuộc 5 ngành, động vật phù du, nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư, bãi tôm…

Trà Vinh cách TP Cần Thơ 90 km và cách TP Hồ Chí Minh khoảng 200 km nếu đi bằng quốc lộ (QL)53. Khoảng cách giữa Trà Vinh và TP Hồ Chí Minh chỉ còn 130 km nếu đi bằng QL60. Điều này đã tạo lợi thế đặc biệt cho Trà Vinh về mặt địa lý để phát triển kinh tế – xã hội.

Tổng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2020 (gồm cả diện tích có rừng và rừng trồng chưa thành rừng) là 9.177,67 ha (trong đó, rừng tự nhiên là 2.922 ha, chiếm 32,1%, còn lại là rừng trồng, chiếm 67,9% ).

Rừng không phân bố tập trung mà phân bố dọc theo vùng ven biển, cửa sông, nhiều nhất là trong các khu vực có sản xuất lâm – ngư kết hợp. Đối với diện tích này thì rừng được trồng trên các liếp, bờ bao xen trong các đầm nuôi trồng thủy sản, đây là đặc thù của vùng sản xuất lâm – ngư kết hợp của tỉnh Trà Vinh nói riêng, rừng ngập mặn vùng ĐBSCL nói chung.

Tài nguyên rừng ngập mặn ven biển của Trà Vinh được xem là một “bức tường xanh” có tác dụng ngăn chặn, hạn chế tác hại của gió bão và sóng biển; hỗ trợ cho quá trình lấn biển, mở rộng diện tích tự nhiên thông qua việc rễ của các loài cây tiên phong như Bần, Mấm giữ và nén chặt phù sa, làm tăng tốc độ bồi lắng giúp các bãi bồi được hình thành nhanh chóng.

Khu vực này cũng có nhiều loại khoáng sản quan trọng cho phát triển kinh tế như Titan sa khoáng, cát, đất sét, nước khoáng…

Về tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm, Trà Vinh giải ngân 94,534 tỷ đồng/468,596 tỷ đồng, đạt 20,17%. Trong đó, vốn đầu tư giải ngân 85,78 tỷ đồng/229,245 tỷ đồng, đạt 37,42%; vốn sự nghiệp giải ngân 8,754 tỷ đồng/239,351 tỷ đồng đạt 3,66%.

Thu ngân sách trong tháng 8 ước đạt 670,363 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng thu 11.353,701 tỷ đồng, đạt 89,66% dự toán, tăng 26,85% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 3.992,918 tỷ đồng, đạt 70,04% dự toán, tăng 11,76% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 751,355 tỷ đồng, đạt 61,59% dự toán.

Tổng kế hoạch vốn năm 2023 là 4.760,359 tỷ đồng, đến ngày 15/8/2023, giải ngân 2.006,93 tỷ đồng, đạt 42,2% kế hoạch .

Sản xuất công nghiệp tương đối thuận lợi, tăng trưởng khá so với tháng trước và cùng kỳ, trong đó: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 39,26% so với tháng trước, lũy kế 8 tháng tăng 25,52% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 3.809,39 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 23.991,81 tỷ đồng, đạt 70,85% kế hoạch, tăng 15,67% so với cùng kỳ. Cả 04 lĩnh vực sản xuất công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 8 tháng đầu năm đạt 37.135,78 tỷ đồng, hoàn thành 70,78% so kế hoạch, tăng 22,98% so với cùng kỳ.

Bích Vân

Bài mới
Đọc nhiều