+
Aa
-
like
comment

TPHCM xây bảo tàng 1.400 tỉ đồng: Có theo “vết xe đổ” Bảo tàng Hà Nội?

28/09/2019 09:55

TP.Hồ Chí Minh có kế hoạch xây Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh mới với kinh phí 1.400 tỉ đồng, trong khi đã có Bảo tàng thành phố hiện hữu. Liệu kế hoạch này có lặp lại “vết xe đổ” của Bảo tàng Hà Nội, khi xây quy mô lớn nhưng bên trong lại ít hiện vật và vắng người tham quan?

TPHCM đã có một Bảo tàng Thành phố hiện hữu nhưng nay có kế hoạch xây thêm Bảo tàng Thành phố mới
TPHCM đã có một Bảo tàng Thành phố hiện hữu nhưng nay có kế hoạch xây thêm Bảo tàng Thành phố mới

TPHCM đã có một Bảo tàng Thành phố hiện hữu nhưng nay có kế hoạch xây thêm Bảo tàng Thành phố mới

TPHCM đã có một Bảo tàng Thành phố hiện hữu nhưng nay có kế hoạch xây thêm Bảo tàng Thành phố mới

Bảo tàng thành phố hiện hữu đã xuống cấp?

Sở Văn hóa - Thể thao cho rằng Bảo tàng này đã xuống cấp
Sở Văn hóa – Thể thao cho rằng Bảo tàng này đã xuống cấp

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh  mới dự kiến xây dựng vào năm 2020-2025, có tổng diện tích sàn xây dựng khối công trình khoảng 52.000m2, gồm khối trưng bày chính với 5 chủ đề về vùng đất Sài Gòn từ trước thế kỷ XVII đến nay.

Đây là nơi trưng bày các chuyên đề nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị ngoại giao, giới thiệu hiện vật mới và các hiện vật thể khối lớn, không gian khám phá, sáng tạo dành cho học sinh – sinh viên….

Địa điểm xây dựng Bảo tàng TP.HCM (viết tắt Bảo tàng thành phố) dự kiến nằm trong Khu Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc (phường Long Bình, quận 9). Tổng kinh phí đầu tư hơn 1.400 tỉ đồng.

Sáng 27.9, trao đổi với PV Lao Động về lý do phải xây Bảo tàng thành phố mới, Sở Văn hóa – Thể thao (VHTT) cho rằng, Bảo tàng thành phố hiện hữu xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp, đồng thời diện tích nhỏ, chật chội nên cần phải xây mới.

Theo Sở VHTT, UBND TP.HCM đã đồng ý chủ trương xây Bảo tàng mới. Sau khi xây Bảo tàng thành phố mới, thì Bảo tàng thành phố hiện hữu (nằm trên đường  Lý Tự Trọng, quận 1) vẫn hoạt động như 1 chi nhánh của Bảo tàng mới.

Bảo tàng hiện hữu ít khách đến tham quan dù nằm ngay trung tâm thành phố
Bảo tàng hiện hữu ít khách đến tham quan dù nằm ngay trung tâm thành phố

Cần thận trọng tránh “vết xe đổ” Bảo tàng Hà Nội

PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Viện Nghiên đô thị và phát triển cho rằng, việc xây Bảo tàng thành phố mới cần thận trọng và tính đến hiệu quả khai thác.

Theo bà Trân, Bảo tàng thành phố hiện hữu vẫn còn tốt về cơ sở vật chất, nên cần ưu tiên nâng cấp, cải tạo. Mặt khác, diện tích đất bao quanh vẫn chưa khai thác hết, nếu cần có thể tận dụng để mở rộng Bảo tàng thành phố hiện hữu.

“Bảo tàng thành phố hiện hữu nằm tiếp giáp với Dinh Thượng Thơ và Thư viện thành phố, nên có thể đào hầm kết nối liên thông giữa 3 địa chỉ này. Điều này sẽ tạo được hiệu quả trong quá trình khai thác Bảo tàng thành phố với các công trình văn hóa, lịch sử xung quanh. Viện bảo tàng Louvre (thành phố Paris – Pháp) đã mở rộng theo mô hình này mà không phải di chuyển đi nơi khác” – PGS.TS Trân nói.

Bà Trân đặt vấn đề, vị trí Bảo tàng thành phố hiện hữu nằm giữa quận 1, thuận lợi cho du khách đến tham quan, nghiên cứu. Nếu di chuyển ra quận 9, cách thành trung tâm thành phố tới 20km, thì liệu có thu hút được du khách quốc tế đến tham quan không?

 Một phần diện tích đất của Bảo tàng được cho thuê kinh doanh
Một phần diện tích đất của Bảo tàng được cho thuê kinh doanh

 

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Quốc tế Việt Nam học cho rằng, việc xây mới Bảo tàng thành phố to hơn chưa thể quyết định được sự thành công của bảo tàng, bởi cốt lõi của bảo tàng là cái “hồn” được trưng bày ở bên trong để thu hút khách. Thành phố nên ưu tiên đa dạng hóa hiện vật trưng bày, cải tạo cái “hồn” của từng hiện vật trong Bảo tàng thành phố hiện hữu thay vì chỉ nghĩ xây mới.

“Bên cạnh đó, thành phố cũng cần tính đến yếu tố kinh tế và hiệu quả khi khai thác, nếu Bảo tàng thành phố hiện hữu có thể nâng cấp lên được thì cần ưu tiên nâng cấp trước thay vì xây mới.” – PGS.TS Hùng nói.

(Theo Lao Động)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều