Sợi dây kinh nghiệm sao cứ dài, rút mãi không hết
Sau khi xem xét, cân nhắc, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã kiểm điểm, yêu cầu rút kinh nghiệm 3 cán bộ liên quan đến vụ việc nữ trưởng phòng thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đánh tráo thân phận của chị gái.
Đánh tráo thân phận để thăng tiến: nhiều cán bộ phải… rút kinh nghiệm
Chiều 27-11, tại phiên họp thường kỳ thứ 72, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xem xét trách nhiệm các lãnh đạo có liên quan đến vụ để lọt hồ sơ giả của nữ trưởng phòng tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Qua xem xét, đánh giá, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ra quyết định chỉ rút kinh nghiệm nhiều lãnh đạo.
Cụ thể, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Trần Quang Tân – phó bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk, nguyên Đảng ủy viên, nguyên phó trưởng Ban tổ chức Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015.
Theo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk, trong quá trình công tác, ông Tân có thiếu sót, khuyết điểm trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị kết nạp Đảng của quần chúng Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm).
Khuyết điểm của ông Tân đã đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật của Đảng. Tuy nhiên, quá trình kết nạp Đảng của Trần Thị Ngọc Ái Sa có liên quan đến trách nhiệm nhiều tổ chức, cá nhân. Sau khi xét cân nhắc nhiều mặt, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy không thi hành kỷ luật đối với ông Tân, mà chỉ yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Tương tự, ông Lê Tiến Hùng – ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk, chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk cũng có khuyết điểm, sai phạm trong việc cùng tập thể Đảng ủy công ty nhiệm kỳ 2003 – 2005 xem xét, kết nạp quần chúng Lê Thanh Sơn (chồng bà Ái Sa, tức Thảo, Thêm) vào Đảng không đúng quy định.
Khuyết điểm của ông Hùng đã đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật của Đảng. Tuy nhiên, xét cân nhắc nhiều mặt, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chỉ yêu cầu ông Sơn nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng đưa ra xem xét, thi hành kỷ luật đối với bà Phạm Thị Lan, nguyên trưởng phòng hành chính – tiếp dân Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk, trong tham mưu giúp chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk thực hiện việc quy hoạch, bổ nhiệm bà Trần Thị Ngọc Ái Sa giữ chức phó trưởng phòng, trưởng phòng quản trị và bổ nhiệm bà Bùi Thị Thân giữ chức vụ phó trưởng phòng hành chính – tiếp dân chưa đúng quy trình, quy định.
Bà Lan cũng có phần trách nhiệm trong việc kết nạp bà Trần Thị Ngọc Ái Sa vào Đảng không đúng quy định. Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk khẳng định khuyết điểm của bà Phạm Thị Lan đã đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật của Đảng nhưng cũng chỉ yêu cầu bà này nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Trong công tác xử lý cán bộ mắc sai phạm, khuyết điểm, việc xử lý bằng hình thức “rút kinh nghiệm” dường như đã trở nên khá phổ biến. Nó phổ biến đến mức khiến người ta có cảm giác như đó là một kiểu “lách luật” biến những sai phạm nghiêm trọng trở nên ít nghiêm trọng, thậm chí chỉ như một khuyết điểm rất nhỏ mà không ai có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc.
Sợi dây kinh nghiệm rất dài, rút mãi không hết
Đơn cử như mới đây nhất là vụ chi tiền tỷ để lắp camera nhà lãnh đạo ở tỉnh Sóc Trăng nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này chỉ thống nhất rút kinh nghiệm sau khi đã tiến hành họp phân tích, đánh giá vụ việc. Cũng tại tỉnh này, nữ Trưởng Ban Dân vận, Trưởng đoàn ĐBQH của tỉnh là bà Hồ Thị Cẩm Đào tổ chức tiệc cưới rình rang cho con trai tới 3 ngày khiến dư luận bàn tán. Cuối cùng thì Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng lại yêu cầu nữ cán bộ này phải rút kinh nghiệm sâu sắc.
Hay vụ gian lận thi cử trong kỳ thi THPT năm 2018 tại tỉnh Hà Giang, kết quả xử lý của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cho biết, trong tổng số 137 cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm phải xem xét, có 29 cán bộ đảng viên có khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật, do vậy chỉ yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đáng nói thông báo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang còn cho rằng, với cán bộ, đảng viên có con được nâng điểm, nhưng chưa có đủ cơ sở kết luận có tác động, can thiệp, nhờ giúp đỡ thì yêu cầu rút kinh nghiệm trước chi bộ và tổ chức Đảng.
Kết luận kiểm tra, xác định là vi phạm mà đưa mức xử lý “rút kinh nghiệm” là không thỏa đáng, nó thể hiện bản chất của tổ chức đảng, không dám thừa nhận sai sót, phải tìm ra một hình thức nhẹ đi. Còn nếu là một đảng viên, một cán bộ gương mẫu, theo đúng tinh thần quy định về nêu gương, anh phải tự nhận một hình thức xử lý thích hợp nhất, nghiêm túc nhất chứ không thể ngồi im, lảng tránh. Những người xung quanh cũng ngồi họp nhưng thấy người ta có chức có quyền nên “ngại”. Đó chính là yếu kém của tổ chức Đảng, của đảng viên, người có chức quyền không đủ bản lĩnh để nhận ra những sai lầm, thiếu sót.
Kết luận kiểm tra, xác định là vi phạm mà đưa mức xử lý “rút kinh nghiệm” là không thỏa đáng, nó thể hiện bản chất của tổ chức đảng, không dám thừa nhận sai sót, phải tìm ra một hình thức nhẹ đi. Còn nếu là một đảng viên, một cán bộ gương mẫu, theo đúng tinh thần quy định về nêu gương, anh phải tự nhận một hình thức xử lý thích hợp nhất, nghiêm túc nhất chứ không thể ngồi im, lảng tránh. Những người xung quanh cũng ngồi họp nhưng thấy người ta có chức có quyền nên “ngại”. Đó chính là yếu kém của tổ chức Đảng, của đảng viên, người có chức quyền không đủ bản lĩnh để nhận ra những sai lầm, thiếu sót.
Có lần một Đại biểu Quốc hội phát biểu: “Nhiệm kỳ nào cũng rút kinh nghiệm, năm nào cũng rút kinh nghiệm, sợi dây kinh nghiệm rất dài, rút mãi không hết”. Không biết có phải từ phát ngôn đó hay thậm chí trước đó hay không mà khẩu từ “Sợi dây kinh nghiệm rút mãi không hết” lại được nhân dân truyền tụng ngày càng sâu rộng trong xã hội.
Thật ra, “rút kinh nghiệm” ra đời từ khi có qui chế về “phê bình và tự phê bình” trong sinh hoạt nội bộ của các tổ chức công quyền, đoàn thể.
Theođ mỗi cá nhân có khiếm khuyết gì về tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống, công việc… thì tự kiểm điểm, tự phê bình trước tập thể, cơ quan, đơn vị. Nếu tự phê bình chưa đầy đủ thì tập thể phê bình bổ sung cho tới mức đạt được tâm phục khẩu phục.
Kết thúc buổi họp phê và tự phê, người chủ trì nêu ra những vấn đề cần rút kinh nghiệm cho cá nhân, hoặc toàn đơn vị, không để lặp lại lần sau. Rút kinh nghiệm như thế thì quá nhân văn, nhân quyền, chê vào đâu được.