+
Aa
-
like
comment

Hé lộ danh tính 3 cán bộ quản lý nữ trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk khi thăng tiến

07/10/2019 15:14

Theo tìm hiểu của PV, quá trình tuyển dụng, kết nạp Đảng, bổ nhiệm đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa đã trải qua 3 đời Chánh văn phòng Tỉnh ủy.

Liên quan đến việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973, tên thật Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975) dùng bằng cấp, tên của chị gái để đi học, làm việc), PV đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Phú (nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk).

Tuyển dụng, bổ nhiệm qua 3 đời Chánh văn phòng

Theo chia sẻ của ông Trần Phú, năm 2004, ông đang làm Bí thư Huyện ủy thì được điều về làm Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Thời điểm nay, Tỉnh ủy đang cho xây dựng nhà khách tỉnh.

Trong tường trình gửi tổ chức, bà Thảo cho rằng, dùng bằng cấp, tên của chị để đi làm vì muốn có việc làm để mưu sinh trong lúc gia đình rất khó khăn
Trong tường trình gửi tổ chức, bà Thảo cho rằng, dùng bằng cấp, tên của chị để đi làm vì muốn có việc làm để mưu sinh trong lúc gia đình rất khó khăn

Trước khi được bổ nhiệm trưởng phòng tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, bà Trần Thị Ngọc Thảo được tuyển dụng làm nhân viên kế toán Nhà khách tỉnhĐến khoảng năm 2006, nhà khách hoàn thành, đi vào hoạt động. Lúc này, bộ khung cán bộ, nhân viên ở nhà khách cũ được chuyển công tác về nhà khách mới.

Theo ông Trần Phú, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa cũng được tiếp nhận vào giai đoạn nhà khách tỉnh mới đi vào hoạt động.

Cũng theo chia sẻ của ông Trần Phú, ông làm Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk từ năm 2004 đến tháng 9/2010 thì chuyển công tác sang Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Tiếp đó, ông Bùi Văn Bang được bổ nhiệm giữ chức này từ tháng 10/2010 12/2015.

Theo ông Trần Phú, ông Bang lúc này là Bí thư Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng.

Ông Trần Phú còn cho biết, ông Bùi Văn Bang sau khi nghỉ Chánh Văn phòng thì tiếp tục công tác, làm Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh.

Cũng theo ông Trần Phú, người tiếp theo về làm Chánh Văn phòng Tỉnh ủy là ông Bạch Văn Mạnh từ năm 2016. Mới đây, từ ngày 1/10, ông Mạnh được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nội vụ.

Bà Trần Thị Ngọc Thảo sử dụng bằng cấp, tên của chị gái để đi học, làm việc “Qua đọc mấy bài báo, thấy có thông tin bà Ái Sa được kết nạp Đảng năm 2013, như vậy thời điểm đó anh Bang là Bí thư Đảng ủy Văn phòng, Chánh Văn phòng” ông Phú cho hay.

Nói về quy trình kết nạp Đảng đối với bà Ái Sa, ông Phú cho biết, thời kỳ đó ông Trần Xuân Bảy (hiện làm Giám đốc Nhà khách tỉnh Đắk Lắk) làm Trưởng phòng Hành chính, quản trị (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy), kiêm Bí thư chi bộ.

Ông Phú cho biết, để giới thiệu kết nạp Đảng viên đối với bà Ái Sa, theo trình tự, cơ sở là chi bộ Phòng Hành chính quản trị, tiếp đó qua Đảng ủy cơ quan giới thiệu, sau đó Đảng ủy khối mới ra quyết định kết nạp.

“Việc thẩm tra hồ sơ, lý lịch thì làm từ cơ sở bao gồm Chi bộ, Đảng ủy Văn phòng rồi sau đó mới báo cáo kết quả về Đảng ủy khối xem xét, chuẩn y, kết nạp” ông Phú thông tin.

Nói về việc bổ nhiệm các chức danh phó phòng rồi trưởng phòng đối với bà Ái Sa, ông Trần Phú cho biết, theo phân cấp thì Văn phòng Tỉnh ủy bổ nhiệm.

“Theo quy trình thì lấy phiếu tín nhiệm, lãnh đạo họp xét, đảng ủy họp xét rồi bỏ phiếu bầu chọn, bổ nhiệm” ông Phú chia sẻ.

Theo ông Phú, nếu bà Ái Sa được bổ nhiệm năm 2013 phó phòng, thời điểm đó ông Trần Xuân Bảy là trưởng phòng, Bí thư chi bộ Phòng Hành chính, quản trị; ông Bùi Văn Bang là Bí thư Đảng ủy Văn phòng là những người giới thiệu, bổ nhiệm.

Cũng theo ông Phú, đến năm 2016, bà Ái Sa được bổ nhiệm trưởng phòng, thời điểm này ông Bạch Văn Mạnh làm Chánh văn phòng sẽ là người bổ nhiệm.

thang-tien-than-toc-1

Thẩm tra hồ sơ để lọt thì… hơi dở!

Trao đổi với PV về việc, khi tuyển dụng bà Ái Sa, tổ chức có kiểm tra hồ sơ đầu vào, yêu cầu trình độ, bằng cấp hay không? ông Phú cho hay “chắc anh em cũng sẽ kiểm tra, nhưng có thể do chủ quan”.

Theo ông Phú, bà Ái Sa trước đó làm việc tại nhà khách tỉnh, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy quản lý.

Bà Sa là vợ ông S. (công tác tại Công ty xuất nhập khẩu 2/9, doanh nghiệp thuộc Tỉnh ủy Đắk Lắk), gia đình bên chồng cơ bản, cũng là cán bộ.

“Xác minh đầu vào như thế, nhưng khi xác nhận, thẩm tra hồ sơ năm 2013 để lọt qua thì cũng hơi dở” ông Phú chia sẻ.

Cũng theo ông Phú, khi vào làm việc tại nhà khách tỉnh, muốn hay không thì cũng phải phát triển Đảng. Cái dở nhất là quá trình thẩm tra hồ sơ, kết nạp Đảng.

Nói về quy trình xác minh, xử lý những người liên quan, ông Phú chia sẻ, Tỉnh ủy Đắk Lắk sẽ giao cho UB Kiểm tra Tỉnh ủy xác minh.

“Sự việc diễn ra cũng đã 13, 14 năm. Tỉnh ủy sẽ giao cho UB Kiểm tra làm vì hồ sơ còn đó, mỗi người nói một tí sẽ không chính xác” ông Phú cho hay.

Xác minh người nâng đỡ

Ngày 7/10, ông Nguyễn Thượng Hải, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, cơ quan chức năng của Tỉnh ủy đang tiến hành các bước để xem xét kỷ luật đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo) về việc bà này dùng bằng cấp 3 của chị gái để vào làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy.

Theo ông Hải, sau khi có kết quả kiểm tra, xác minh cụ thể, hình thức kỷ luật bà Thảo phải nhận có thể sẽ bị cách hết chức vụ, xóa tên Đảng viên hoặc khai trừ Đảng.

Ngoài ra, Tỉnh ủy cũng sẽ thành lập tổ công tác để thẩm tra, xác minh về quá trình tiếp nhận, giới thiệu, kết nạp Đảng đối với bà Ngọc Thảo. Sau khi có kết quả, tùy lý do chủ quan hay khách quan, tổ chức sẽ tiến hành kỷ luật những cá nhân, tổ chức liên quan.

Cũng theo ông Hải, quan điểm của tỉnh là sai đến đâu, xử lý đến đó không bao che.

Minh Ngọc

Bài mới
Đọc nhiều