+
Aa
-
like
comment

70 là con số biết nói từ đầu Đại hội 12 đến nay

17/10/2019 16:39

Theo xếp hạng của tổ chức Minh bạch Quốc tế về Tham nhũng, chỉ số của Việt Nam được đánh giá 35/100 điểm đứng ở vị trí khá thấp (107/180 quốc gia). Nhìn vào điểm đánh giá để thấy tình trạng tham nhũng ở Việt Nam rất đáng báo động.

Ý nghĩa của phòng chống tham nhũng

Phòng chống tham nhũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chống tham nhũng chính là đấu tranh với tội phạm đục khoét ngân khố quốc gia. Chính tệ nạn tham nhũng làm mất niềm tin của nhân dân vào chế độ. Phòng chống tham nhũng hiệu quả giúp củng cố lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân. Ở Việt Nam, phòng chống tham nhũng còn có ý nghĩa cách mạng to lớn nhằm bảo vệ thành quả mà cha ông đã dùng xương máu gây dựng. Đồng thời bảo vệ vững chắc con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội lý tưởng.

123
Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đáng báo động trong những năm gần đây

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, đời sống xã hội của người Việt Nam có nhiều khởi sắc phát huy sức mạnh của toàn dân, tạo động lực mới cho con người. Tuy nhiên, tham nhũng đã trở thành vấn nạn trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đây là trở lực quá lớn đối với xã hội, hệ thống chính trị cũng như nền kinh tế.

Tinh thần thượng tôn pháp luật, các giá trị quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị tham nhũng làm cho biến tướng méo mó. Cán bộ, quan chức lợi dụng lỗ hổng của cơ chế, chính sách trục lợi cá nhân, tham nhũng ngân sách quốc gia.
Thông qua hoạt động thanh tra giám sát lợi dụng các quy định trong cơ chế, những người nắm quyền hành “thừa nước đục thả câu” tạo lý do, lấy cớ để bắt lỗi doanh nghiệp. Những nhà đầu tư nước ngoài mới đến Việt Nam chưa thích nghi với thủ tục “lobby kiểu Việt Nam” đã nhanh chóng rời đi. Nếu không ngăn chặn mạnh những tiềm năng đầu tư từ nước ngoài sẽ bị tuột khỏi Việt Nam.

Hậu quả của tệ nạn tham nhũng

Hậu quả của tham nhũng tác động lên mọi mặt đời sống xã hội. Đảng và Nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách về kinh tế xã hội nhằm bảo vệ và phát huy các thành quả của cách mạng. Nhân dân chính là chủ thể, động lực và mục đích cuối cùng sự nghiệp cách mạng hướng tới. Chỉ vì tệ tham nhũng mà mất lòng tin nhân dân, tức mất đi một nguồn lực, nguồn sức mạnh to lớn từ toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Xét ở góc độ lịch sử, hành vi tham nhũng của cán bộ đang tự bắn vào quá khứ hào hùng của cha anh, đang làm sụp đỏ hình tượng người chiến sĩ cách mạng. Vô tình làm sói mòn thành quả đấu tranh giành độc lập tự do lịch sử của cả dân tộc. Chính những người cán bộ đảng viên bị suy thoái đạo đức, có hành vi quỵ lụy trước vật chất, tiền bạc là nguyên nhân gây tổn hại uy tín và sự tôn nghiêm của Đảng. Xét ở góc độ kinh tế, nạn tham nhũng như con sâu khổng lồ đục khoét phần thân nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh, quản lý liên tục thua lỗ thất thoát ngân sách. Đó là tiền thuế, là đồng tiền mồ hôi công sức của nhân dân đóng góp vào ngân sách. Có thể kể đến các vụ tham nhũng điển hình thuộc về các doanh nghiệp nhà nước: Giang Kim Đạt và đồng bọn chiếm đoạt gần 16 triệu USD; Hà Văn Thắm làm thất thoát 1.500 tỉ đồng; đại án Phạm Công Danh tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam; Vụ án Đinh La Thăng cùng vụ án kinh tế – tham nhũng tại PVN và Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam…
Giá trị thiệt hại về kinh tế lên đến hang nghìn tỷ đồng, nhìn rộng hơn án tham nhũng không chỉ làm thất thoát tiền mà đó là thời gian, sức lao động của nhân dân, công nhân. Vì tư lợi những người cán bộ biến chất sẵn sàng chà đạp lên lợi ích xương máu của người khác, của cả tập thể.

Các giá trị đạo đức, lẽ phải, công lý trong xã hội bị đảo lộn bởi sức mạnh của đồng tiền. Phẩm chất của những người cán bộ trưởng thành từ thực tiễn cách mạng bị tham nhũng làm cho biến chất. Họ không còn là những người vì dân vì nước, thay vào đó là vì túi tiền cá nhân.

tr
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Thành quả phòng chống tham nhũng kể từ Đại hội 12 đến nay

Trước thực trạng và những hậu quả khôn lường tệ nạn tham nhũng gây ra kể từ Đại hội 12 công tác phòng chống tham nhũng được làm mạnh mẽ quyết liệt. Không có chỗ cho những người cán bộ sợ sệt có tâm lý trùng xuống trong cuộc đấu tranh với tham nhũng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là ngọn cờ đầu đi tiên phong của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Cử tri yêu nước ví ông như “người đốt lò vĩ đại”.

Út “trọc” được chỉ đạo diều tra sát sao, làm cho đúng người đúng tội. Số tiền hơn 10.000 tỉ bị tịch thu thông qua hoạt động kê biên, phong tỏa các tài khoản ngân hàng có liên quan. Từ đầu năm 2016 đến nay đã có tổng cộng 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị kỷ luật Đảng và xử lý hình sự một cách nghiêm khắc. Trong đó có cả những đồng chí là đảng viên đương chức, nghỉ hưu đều bị trừng trị thích đang vì hành vi tham nhũng. Con số 70 là một thành tựu to lớn trong công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Con số 70 đảng viên, cán bộ thuộc Bộ chính trị, Ban Bí thư quản lý khẳng định lại một lần nữa “không có vùng cấm” cho những cá nhân thoái hóa có hành vi tham nhũng.

Con số 70 là minh chứng là biểu hiện của Đảng thể hiện tinh thần quyết tâm đấu tranh với tham nhũng. Qua đó lấy lại lòng tin của cử tri, nhân dân cả nước đối với Đảng, đối với cách mạng và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong không khí hướng tới chuẩn bị và tiến hành Đại hội 13 của Đảng, con số 70 như củng cố thêm sức mạnh và sự đoàn kết của toàn Đảng toàn dân trước tệ nạn tham nhũng. Hướng tới một đại hội với lớp cán bộ, đảng viên vừa hồng vùa chuyên, luôn nêu cao tinh thần phẩm chất người chiến sĩ cách mạng xứng đáng với lòng tin của nhân dân.

Han Cao

Bài mới
Đọc nhiều