+
Aa
-
like
comment

Nghĩ về cách chọn lãnh đạo gánh vác kinh tế

25/03/2021 13:00

Người lãnh đạo giỏi không nhất thiết là người cái gì cũng giỏi cả nhưng giỏi nhất là ở chỗ biết sử dụng những người giỏi hơn mình ở các lĩnh vực chuyên ngành. Về điều này thì những người có thâm niên làm công tác tổ chức thường có năng lực vượt trội” – ông Hồng Long, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam nhận định. 

Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính (trái) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội XIII.

Có thể nói, chưa có lúc nào và chưa bao giờ trong thời gian ngắn có nhiều cán bộ cấp cao, cả đương chức và nguyên chức bị xử lý kỷ luật như thời gian vừa qua. Đây là thành tích về chống tham nhũng nhưng lại là điều không vui về công tác cán bộ. Ở cấp địa phương chưa có con số thống kê cụ thể nào về số người bị kỷ luật, song những biểu hiện của việc thiếu gương mẫu trong cán bộ, đảng viên thì không hiếm. Và việc ban hành Quy định số 08-QĐ/TƯ về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên” như ông Phạm Minh Chính khẳng định chính là “MỘT CAM KẾT CHÍNH TRỊ của Trung ương với toàn Đảng, toàn Dân”. Với 8 điểm ‘xây’, 8 điểm ‘chống’ được cụ thể hóa, quy định rõ trong hệ thống pháp luật và có xử lý nghiêm minh, chế tài rõ ràng, xử lý cụ thể trên các mặt tư tưởng, đạo đức, chính trị, lối sống, tác phong… được đánh giá là quy định rất kịp thời, thu hút sự quan tâm. Bắt trúng căn cơ vấn đề nhận được sự đồng thuận rất lớn trong nhân dân cả nước.

Một quy định mới khác quan trọng và nhận được sự quan lớn trong thời gian qua phải kể đến là Quy định 205-QĐ/TW “Về vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền”. Điều mới trong Quy định 205 đã chỉ rõ ra và cần có cơ chế để kiểm soát trong quá trình thực hiện. Quy định toát lên tinh thần quyết tâm chiến lược và tính chiến đấu của Đảng ta trước một thực tế đang diễn ra phổ biến đến nỗi ai cũng biết, đâu cũng có, đã trở thành “sâu mọt” trong bộ máy của Đảng của Nhà nước và hệ thống chính trị mà cần phải loại trừ. Quy định vừa ban hành đã có sức lan toả nhanh, được toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng, đồng tình và sẵn sàng hành động. Hơn hết như Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với Quy định 205 việc chạy đã đang được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi”.

Giờ đây đã không còn chỉ là những cung đường quen thuộc, những gương mặt thân quen của Quảng Ninh, những dấu chân của ông Chính nhiều hơn, khắp muôn nơi từ thị thành đến phố núi hiểm trở, để mỗi quy định đều mang hơi thở cuộc sống, thời cuộc. Vẫn với phong cách quyết liệt, đổi mới ấy “Cái gì đã rõ, đã chín, đã được thực tế kiểm nghiệm đúng thì cứ thế mà làm. Cái gì chưa có trong quy định, chúng ta có thể mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm vừa hoàn thiện”, ông Phạm Minh Chính cùng cộng sự đã không chỉ nỗ lực hoàn thiện khung đánh giá các tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quy định nêu gương mà còn dần định hình “cái lồng” để nhốt quyền lực mà như ông Chính đã hơn một lần khẳng định: “Dứt khoát phải kiểm soát quyền lực”.

Từ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, am hiểu về xây dựng, kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo ngành Công an, đến Bí thư tỉnh Quảng Ninh, rồi Trưởng ban Tổ chức Trung ương, để thấy rằng sự nghiệp của ông Phạm Minh Chính trải dài qua rất nhiều lĩnh vực. Mà ở đó ông không chỉ có kinh nghiệm trong quá trình Đông Âu và các nước Liên Xô sụp đổ, quan sát quá trình đó và tham mưu cho Đảng, Chính phủ để có những chính sách đổi mới trong thời kỳ mới. Mà còn xuất thân từ tình báo kinh tế, và sau này chuyển sang quản lý Tổng Cục Hậu cần – Kỹ thuật của Bộ Công an. Còn tham mưu công tác nhân sự như giới quan sát nhận định, kỳ này chuẩn chỉ, đâu ra đó. Lại có kinh nghiệm về điều hành kinh tế thời gian làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Hồng Long nhận định, ông Phạm Minh Chính không chỉ là chuyên gia về công tác tổ chức, cán bộ mà còn là chuyên gia hàng đầu về chiến lược quốc phòng và an ninh. Trong quá trình công tác của mình đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú trong quan hệ quốc tế, hiểu biết sâu rộng về đối tác và đối tượng. Có năng lực điều hành xuất sắc ở mảng kinh tế và kỹ thuật, đã kinh qua công tác lãnh đạo ở cơ sở cấp tỉnh (khi là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh) và có uy tín lớn trong điều hành Nhà nước ở cấp độ vĩ mô. Một điều đáng chú ý, ông Phạm Minh Chính là người luôn giữ vững quan điểm bảo đảm sự trong sạch trong các phương án xây dựng nguồn nhân lực của Đảng, chống chạy chức, chạy quyền trong hệ thống tổ chức Đảng và Nhà nước. Ông Phạm Minh Chính đã nhiều lần kêu gọi việc không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ, những người đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Ông cũng yêu cầu xử lý kỷ luật người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết, những người vi phạm quy định của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận và kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền, những người cơ hội chính trị mưu cầu tham gia vào Quốc hội để “đánh bóng tên tuổi”, phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm,v.v…

Chuyên gia Hồng Long đặc biệt nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ không chỉ có nhiệm vụ lãnh đạo điều hành quản lý Nhà nước về kinh tế mà còn cần có năng lực điều hành quản lý Nhà nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực tổ chức, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, tài nguyên môi trường. Ông Phạm Minh Chính tuy là Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhưng lại vượt trội về kiến thức đa ngành. 

Một nhận định khác đáng chú ý từ TS.Huỳnh Thế Du-Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam đánh giá: “Việc chọn lãnh đạo từ các địa phương thành công về mặt kinh tế để giữ các trọng trách kinh tế quốc gia đã mang lại kết quả tích cực cho đất nước.  Trong ba thập niên qua Thủ tướng luôn là người đã từng là lãnh đạo cao cấp (bí thư hoặc/và chủ tịch) cấp tỉnh. 3/4 người thuộc các địa phương có kết quả phát triển kinh tế nổi trội chứ không phải yếu tố vùng miền. Các kết quả kinh tế của ba người trên trong thời kỳ làm thủ tướng là rất ấn tượng”.

Một người vừa có một cái sự chín chắn thông qua một chiến sĩ tình báo, vừa có cả kinh nghiệm về dân sự khi làm Bí thư Quảng Ninh, một tỉnh vừa có biển, vừa có núi lại còn có cửa khẩu, rất đặc thù, có đầy đủ những cái yếu tố của Việt Nam ở trong một cái tỉnh như thế, thì nào phải ngẫu nhiên nhiều ý kiến nhận định tin tưởng, “MỘT NGƯỜI VỪA CÓ KỸ TRỊ, VỪA CÓ NHÂN TRỊ, THÌ DÙ Ở BẤT CỨ CƯƠNG VỊ NÀO CŨNG DỐC LÒNG PHỤNG SỰ”.

Văn Dân 

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều