+
Aa
-
like
comment

Tỉnh táo trước mâu thuẫn của Hồng Kông và đừng quy chụp với Việt Nam

Hồng ĐInh - 21/11/2019 15:59

Phong trào biểu tình kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh tế của đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc). Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ tiền cho sinh viên Hồng Kông biểu tình. Tuy nhiên, ngay lập tức dư luận đã tìm ra nhiều điểm vô lý.

Chính thức đến lúc này Hồng Kông rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trong quý ba, lần đầu tiên chuyện này xảy ra trong một thập kỷ. Các dữ liệu của chính phủ xác nhận như vậy hôm thứ Sáu 15/11, và cho biết một trong các lý do chính là các cuộc biểu tình chống chính phủ càng lúc càng dữ dội, và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang.

So với năm trước, nền kinh tế Hong Kong đã co lại 2,9%, số liệu tệ hại nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dữ liệu chính phủ cập nhật cho thấy nền kinh tế Hong Kong đã co cụm 3,2% trong quý 3, từ tháng 7 tới tháng 9, so với quý trước đó sau khi đã điều chỉnh theo mùa.

Những người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ bên ngoài trường đại học Bách Khoa hôm 18.11

Hong Kong luôn tự hào mình là mũi nhọn kinh tế đại Lục nhưng thực tế rằng đại lục có thể sống mà không có Hồng Kông, nó đã sống từ trước khi Hồng Kông trở về Đại Lục. Nhưng Hồng Kông thì luôn là thuộc địa của một nước khác, ngay từ đầu. Hồng Kông không có khả năng tự cường, tự vệ hoặc một cơ sở nào để trở thành quốc gia độc lập.

Người ngoài có thể sướng vì Hồng Kông loạn, nhưng nhìn rộng hơn thì Đại Lục không loạn – đó là vấn đề. Vũ khí mạnh nhất mà Hồng Kông có là kinh tế, nhưng giờ nó tuột khỏi tay người Hồng Kông rồi. Các nhà đầu tư chạy tán loạn tìm nơi an toàn để đâu tư và họ đi đâu? Dĩ nhiên ưu tiên là đại lục và gần nhất là Thẩm Quyến hoặc đầu tư ra nước ngoài họ sẽ chọn nơi nào? Đó là Việt Nam.

Theo dữ liệu của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tính đến hết tháng 8/2019, lượng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Hồng Kông đã vào Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD, đứng đầu trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam và bỏ xa nhiều đối tác hàng đầu khác là Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Ngẫm từ việc nhiều người lên tiếng ủng hộ các sinh viên Hồng Kông đòi dân chủ chống Trung Quốc, lại đặt câu hỏi đã có bạn trẻ nào của họ ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo hay không? Tại sao các bạn ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông, trong khi có hàng tá ca sĩ, diễn viên nước họ ra sức bảo vệ, tuyên truyền cho “đường lưỡi bò” phi pháp?

Trong khi đó, mới đây lại có tin Trung Quốc lại cho tàu Hải Dương 9 vào vùng biển của Việt Nam rồi đấy, giờ ai cũng bận đi bảo vệ sự không toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của nước khác, vậy thì ai sẽ là người ủng hộ cho sự toàn vẹn lãnh thổ của người Việt Nam đây?

Thử làm phép so sánh, nhìn hình ảnh đối lập giữa Hồng Kông và Việt Nam. Hồng Kông xuống đường để đập phá, còn người dân Việt Nam mặc áo màu cờ rực rỡ, băng ron, cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay, xuống đường vui mừng hân hoan như ngày hội – giữa hai hình ảnh đối lập, cái nào quý giá, cái nào hạnh phúc hơn? Là một người sống có lý trí, thì lựa chọn cái nào?

Quan điểm của Việt Nam trước nay rất rõ ràng, như lời của người phát ngôn Bộ ngại giao Lê Thị Thu Hằng “Việt Nam tôn trọng chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, các cơ chế liên quan của Hồng Kông và hy vọng tình hình Hồng Kông sớm trở lại bình thường, tiếp tục ổn định, phồn vinh, duy trì vị thế trung tâm tài chính, thương mại quan trọng của khu vực và thế giới”. Bất cứ đất nước nào cũng có mâu thuẫn, người dân cũng có những bất bình, bức xúc! Nguyện cầu và ước mong có một phép nhiệm màu giúp họ được bình an qua cơn bão tố chưa từng có đang xảy ra.

Phát biểu tại buổi lễ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hoá Việt Nam” năm 2019 mới đây. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đoàn kết là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới với mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh.

“Chúng ta cần phải tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết, không ngừng khơi dậy khát vọng và ý chí, lòng tự hào và tự tôn dân tộc trong toàn dân; khai thác hết những tiềm năng, thế mạnh trong dân để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đưa đất nước ta vững bước trên con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn”, Thủ tướng nói.

Nhìn vào tình hình Hồng Kông hôm nay, chúng ta lại nhớ về Syria 8 năm trước cũng giống như Việt Nam, cũng được biết đến là một đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Nhưng đến bây giờ, Syria chỉ còn lại cảnh chết choc, tan hoang và đói khổ, có lẽ những người biểu tình những năm 2011 sẽ không còn bao giờ ôm mộng về một “mùa xuân Ả Rập” và hối hận vô cùng.

Tháng 3/2011, đã đi vào lịch sử Syria với hàng loạt biến động chính trị ở trong nước, từ các cuộc biểu tình lớn nhất mấy thập niên ở giai đoạn này mà đã châm ngòi cho một cuộc biến động chính trị – an ninh – an toàn xã hội trong suốt 7 năm qua.

Như những người dân ở nhiều nước khác trong khu vực như: Tunisia, Ai Cập, Libya, người dân Syria cũng đã xuống đường biểu tình để mong thực hiện giấc mộng về một mùa xuân mới. Nhu cầy về cuộc sống tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn và phát triển vượt trội của người dân là chính đáng.

Để ngày hôm nay, Syria đã trở thành bãi chiến trường ác liệt ở khu vực Trung Đông, là nơi mà các quốc gia hùng cường trên thế giới luôn mang những trang thiết bị vũ khí quân sự hiện đại nhất đến để phô trương thế lực; cuộc chiến chống khủng bố diễn ra, những kẻ không mong muốn Syria yên bình liên tiếp kích động; phân chia quyền lực giữa các phe phái…

Cuộc nội chiến ở Syria đã tạo nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo vô cùng tệ hại (kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2), với hàng triệu người phải tràn sang các quốc gia xung quanh và thậm chí là đi sâu vào Châu Âu để nương nhờ thoát khỏi cuộc chiến, thoát khỏi các phần tử khủng bố.

Chỉ trong năm 2016, mà đã có tới 400.000 người dân nước này thiệt mạng, trong đó có hơn 650 trẻ em chỉ vì một cuộc nội chiến. Đó là chưa kể hàng triệu người phải rời bỏ quê hương đi sơ tán, mất nhà cửa và lao vào cảnh đói nghèo.

Khi kẻ xấu cố tình sử dụng mọi mưu ma chước quỷ để phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, làm đất nước suy yếu và thừa cơ lật đổ chế độ, xóa bỏ thành tựu chúng ta đã đạt được thì “yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh” phải là điều tâm huyết, chi phối nhận thức, hành động của mọi công dân.

Mặt khác, cần nhận thức rõ rằng “nước có quốc pháp”, mọi hành vi vượt quá giới hạn sẽ bị xử lý theo pháp luật. Yêu nước, trước hết hãy là một công dân có trách nhiệm. Khi có nguyện vọng góp ý, phản biện các quyết sách quan trọng của đất nước, mỗi người cần phải xuất phát từ tư cách công dân chân chính và trong khuôn khổ pháp luật.

Bài mới
Đọc nhiều