+
Aa
-
like
comment

Nguyên Ngọc – Từ vinh quang đến sa vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

19/12/2019 22:13

Từ một nhà văn được giới văn nghệ sĩ đánh giá cao, giờ ông đánh mất đi bản chất của một người văn nghệ sĩ chân chính.

Nguyên Ngọc – kẻ suy thoái, bất mãn

Những năm 90 của thế kỷ XX, khi đất nước bước vào giai đoạn khó khăn, nhà văn Nguyên Ngọc bắt đầu có sự thay đổi về tư tưởng theo hướng “tự do phương Tây”, “xã hội dân sự”. Do có tư tưởng đi ngược lại với đường lối của Đảng và Nhà nước, Nguyên Ngọc bị đơn vị chủ quản là báo Văn Nghệ phê phán và bị cách chức, buộc rời khỏi các vị trí quan trọng trong đời văn của mình. Sau khi về hưu, ông ta liền quay ngoắt lại chống Hội Nhà Văn và thành lập “Văn Đoàn Độc Lập”. Thực chất, đây là một nhóm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Từ khi thành lập hội này, Nguyên Ngọc có cơ hội để kết thân với một số văn nghệ sĩ có tư tưởng cấp tiến khác như Nguyễn Duy, Nguyễn Xuân Diện, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi… Được biết, hội này thường xuyên đăng tải các bài viết phê phán sự lãnh đạo của Đảng, yêu cầu thoát ly văn học, nghệ thuật ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Không chỉ vậy, Nguyên Ngọc còn tham gia vào các cuộc tuần hành chống Trung Quốc nhưng thực chất đây là các cuộc biểu tình chống chính quyền nhân dân.

Có thể thấy, do bất mãn với chế độ và nhận thức chính trị sai lệch mà Nguyên Ngọc đã quay lưng lại với lịch sử hào hùng của dân tộc mà làm những hành vi sai trái, ông ta đã vội quên đi những dòng viết do chính ông sáng tác ra: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội đấy, chúng ta đấy bà con ạ…”. (Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng) .

Nhìn vào quá khứ đầy giai thoại của Nguyên Ngọc bao nhiêu thì chúng ta lại thất vọng về ông hiện tại bấy nhiêu. Nguyên Ngọc đã tự đưa mình vào đen tối. Lẽ ra, nếu có vấn đề gì chưa ổn thỏa với Hội Nhà Văn nơi Ông đã từng công tác thì phải tìm cách tháo gỡ, với tinh thần đoàn kết, xây dựng, góp ý cho Hội Nhà Văn. Nhưng không, Ông đã quay ngoắt lại chống Hội Nhà Văn, nhưng thực chất là chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta; Ông không những trở thành kẻ suy thoái mà còn trở thành kẻ bất mãn, bất tín, bất nghĩa đi ngược với lợi ích quốc gia dân tộc.

Nguyên Ngọc – kẻ “Tự chuyển hóa”

Viện cớ ông Chu Hảo bị kỷ luật, Nguyên Ngọc đã từ bỏ lý tưởng, từ bỏ hàng ngũ của Đảng, từ bỏ trách nhiệm với nhân dân…xin ra khỏi Đảng. Ông Chu Hảo là một đảng viên, từng là một cán bộ lãnh đạo cấp cao, nguyên Thứ trưởng, ông Chu Hảo hẳn phải gương mẫu trong thực hiện những điều đảng viên không được làm. Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, ông Chu Hảo hết lần này đến lần khác vi phạm các điều cấm đó. Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, ông Chu Hảo đã tham gia ký tên, soạn thảo 7 kiến nghị, thư ngỏ với nhiều nội dung chưa đúng, không phù hợp, trái với đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, để các phần tử xấu lợi dụng, xuyên tạc, ảnh hưởng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Năm 2013, ông Chu Hảo tham gia nhóm nhân sĩ trí thức kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 với đề xuất bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng. Năm 2015 ông tiếp tục tham gia ký thư ngỏ gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cho rằng, sự phát triển của đất nước bị kìm hãm chủ yếu là do Đảng… Ông Hảo còn thường xuyên trả lời phỏng vấn các đài, báo nước ngoài trên những bài viết có nội dung chống cộng, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Do những hành động hại nước, hại dân của Chu Hảo nên ông bị kỷ luật là điều đã rất rõ ràng. Ấy vậy mà, thật lực cười, tỏ ra “thương vay khóc mướn”, Nguyên Ngọc đã công khai bỏ Đảng sau khi Trung ương tuyên bố sẽ kỷ luật Chu Hảo – một đảng viên đã suy thoái. Một người cách mạng chân chính sẽ không bao giờ có chuyện dùng cách mạng, dùng lý tưởng, dùng cả những tháng năm bất khuất, hào hùng của bản thân, cả danh tiếng của mình để đổi lấy một Chu Hảo đầy tội lỗi, đầy sự xấu xa như thế. Con người ta chỉ trừ khi trong lòng không còn có Đảng nữa, quay lưng lại với lịch sử, với nhân dân, tự đánh mất mình mới hành động điên rồ như thế.

Như vậy có thể thấy, việc đảng viên Nguyên Ngọc thoái hóa, biến chất, không giữ vững được lập trường tư tưởng và lời thề trung thành, tự xin ra khỏi Đảng là sự thất bại đáng xấu hổ của gia đình, dòng họ, bạn bè và của chính Nguyên Ngọc, chứ không phải “là thất bại của Đảng” như Dương Tự Lập hàm hồ, quy chụp./.

Nhân văn Việt

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều